10:52 10/11/2022

6 tháng tuổi cho bé ăn dặm mẹ đừng bỏ qua bài viết này

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hoài Linh

Giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến năm một tuổi là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của một em bé. Trong khoảng thời gian này, việc thực hiện theo các giai đoạn cho ăn là rất cần thiết. Dưới đây là những lời khuyên về thức ăn ở mỗi độ tuổi và những thực phẩm cần tránh.

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng, sức khỏe và phát triển tiềm năng của trẻ. Thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, trong khi đó việc cung cấp chất dinh dưỡng không phù hợp cũng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ.

Do vậy, việc tập trung cho trẻ ăn dặm những thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn là vấn đề cốt lõi. Giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến năm một tuổi là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của một em bé. Trong giai đoạn này, việc thực hiện theo các giai đoạn cho ăn là rất cần thiết.

01668046107.jpeg
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu là vô cùng cần thiết (Ảnh: Karolina Grabowska).

Trong một buổi phỏng vấn với HT Lifestyle, bác sĩ Sandeep Sawant, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Medicover ở Navi Mumbai đã đưa ra lời khuyên về những thực phẩm lành mạnh nên sử dùng cho trẻ nhỏ trong mỗi độ tuổi:

Trong 6 tháng đầu tiên

Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là vô cùng cần thiết. Sữa mẹ là thực phẩm rất tốt và đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Không cho trẻ uống nước hay sữa ngoài trong suốt khoảng thời gian này.

Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được ăn đủ sữa mẹ trong suốt 2 năm đầu là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó, ngoài 6 tháng tuổi hãy bắt đầu một bước quan trọng đó là cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ.

Sau 6 tháng tuổi, nếu trẻ chỉ bú sữa mẹ sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của con bởi trẻ sơ sinh lớn lên với một tốc độ rất nhanh.

Hãy bắt đầu với món ăn có một thành phần. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được cho ăn 5 - 6 lần một ngày bao gồm cả sữa mẹ. Món ngũ cốc chủ yếu của gia đình nên được sử dụng như một món ăn đầu tiên. Cháo được nấu bằng suji (bột mì Semolina), lúa mì lứt, bột mì Atta, gạo xay, ragi, hạt kê,… cùng với một ít nước hoặc sữa công thức.

Bột rang của bất kỳ loại ngũ cốc nào cũng đều có thể được pha với nước đun sôi và một chút bơ để làm bữa ăn đầu tiên cho trẻ. Việc cho thêm đường thốt nốt và bơ hoặc dầu là điều cần thiết bởi điều này làm tăng giá trị năng lượng cho món ăn. Ban đầu, nên cho trẻ tập ăn cháo loãng, nhưng khi càng lớn, món cháo cần phải được nấu đặc hơn. Cháo đặc sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn cháo loãng.

Khi trẻ đã quen ăn cháo, cha mẹ có thể cho con ăn kết hợp với những món ăn khác chứa ngũ cốc đã nấu, các loại hạt và rau củ. Cha mẹ cũng có thể cân nhắc những món ăn kết hợp như khichadi, Dalia, suji, kheer, upma, idli, dhokla, hay cơm rau củ,… vào bữa ăn của trẻ.

Idlii - một món ăn Ấn Độ có nguyên liệu chính là cơm, bơ sữa và đường thốt nốt sẽ trở nên dinh dưỡng hơn nếu được cho thêm một chút rau vào đó. Tương tự như vậy, khi nấu món Khichadi, việc nấu cùng với rau củ sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Trong trường hợp gia đình không thể nấu riêng cháo cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể lấy một vài miếng Chapati (bánh roti Ấn Độ) ngâm với một nửa ly sữa công thức hoặc nước đun sôi được đem đi nghiền đúng cách rồi cho trẻ ăn sau khi món ăn đã được thêm bơ sữa và đường thốt nốt.

Ở giai đoạn này, trẻ có thể ăn các loại hoa quả như chuối, đu đủ, hồng xiêm, xoài,… đã được nghiền nhỏ. Con có thể được cho ăn những món ăn liền cho trẻ sơ sinh làm từ các loại ngũ cốc thực phẩm có sẵn.

Những hỗn hợp này có thể để ít nhất một tháng khi được bảo quản trong một hộp đựng kín gió. Chẳng hạn như Sattu (rất quen thuộc trong cộng đồng người Ấn Độ) được làm bằng 3 phần ngũ cốc (lúa mì / gạo) hoặc kê (ragi/ bajara/ jowar - sorghum), thêm một phần bất kỳ loại hạt nào (moong/ chana/ Arhar) cộng với một nửa phần lạc hoặc vừng trắng (Til) nếu có. Những loại thực phẩm này nên được rang riêng, xay và trộn đều đúng cách rồi đựng chúng ở trong hộp kín gió.

Đối với việc cho trẻ ăn dặm

Lấy 2 thìa hỗn hợp thực phẩm ăn liền cho trẻ sơ sinh và thêm nước đun sôi hoặc sữa công thức, đường thốt nốt, và dầu ăn hoặc bơ sữa rồi trộn đều. Cha mẹ có thể thêm cà rốt, bí ngô, các loại rau lá xanh đã được nấu chín và nghiền nhỏ vào món cháo của trẻ.

Cha mẹ có thể cho con ăn thực phẩm ăn liền dành cho trẻ sơ sinh trong trường hợp món ăn cần được chế biến không có sẵn trong nhà.

Bên cạnh thực phẩm gia đình và thực phẩm ăn liền dành cho trẻ sơ sinh, những thực phẩm bảo vệ như sữa, trứng, các loại hoa quả và rau củ đều góp phần rất quan trong quá trình phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh.

Để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như Vitamin A và sắt, việc thêm các loại rau lá xanh, cà rốt, bí ngô, và hoa quả theo mùa vào mỗi khẩu phần ăn của trẻ là rất cần thiết.

Sau 12 tháng

Cùng với chế độ ăn đã được nhắc đến ở trên, trẻ một tuổi có thể ăn được tất cả những món mà chúng ta ăn nhưng không được quá cứng, hay quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh.

Một số thực phẩm cần tránh

- Cần hạn chế muối và đường.

- Trẻ nhỏ dưới một tuổi cần tránh đậu phộng, nho, cà rốt chưa qua chế biến, các loại kẹo tròn để hạn chế việc trẻ bị hóc. 

- Mật ong, đồ uống cố ga, trà và cà phê cũng là những thực phẩm không nên đưa vào thực đơn hằng ngày của trẻ. 

- Tránh những bữa ăn nhẹ quá giàu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng (những bữa ăn nhẹ quá mặn, bánh hay đồ uống có đường). 

Theo Hindustan Times

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận