Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào để sinh con thông minh?
Trứng ngỗng giàu dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi, giúp trẻ sinh ra thông minh, khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào trong thai kỳ?
Trứng ngỗng với nhiều dinh dưỡng nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn trứng ngỗng đúng cách giúp thai nhi phát triển đều đặn, tăng cường phát triển trí não, giúp con sinh ra thông minh hơn.
Tuy nhiên, thành phần trong trứng ngỗng cũng không vượt trội hơn nhiều so với trứng vịt hay trứng gà.
Trứng ngỗng có trọng lượng gấp 3 - 4 lần lần trứng gà với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Cứ 100g trứng ngỗng sẽ cung cấp: 13g protein; 14,2g lipid; 360 mcg vitamin A; 71mg canxi; 210mg photpho; 3,2mg sắt; 0,15mg vitamin B1; 0,3mg vitamin B2; 0,1mg vitamin PP…
So với trứng gà, lượng protein trong trứng ngỗng cao hơn 13,55% nhưng lượng vitamin A chỉ bằng một nửa.
Một lưu ý là mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng/tuần. Việc ăn nhiều trứng ngỗng, dù là mẹ yêu thích thì cũng không có lợi cho sức khỏe mẹ nhé.
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Trứng ngỗng bổ dưỡng cho bà bầu nhưng nhiều chị em băn khoăn nên ăn vào tháng thứ mấy thai kỳ là tốt nhất. Trên thực tế, trứng ngỗng tương tự trứng gà, trứng vịt, bà bầu có thể bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai.
Tuy nhiên, trứng ngỗng vị tanh hơn, khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, bà bầu không nên ăn vào 3 tháng đầu mang thai. Những cơn ốm nghén hành hạ thời điểm này rất dễ gây ra cảm giác khó chịu, nôn ói khi bà bầu ăn trứng ngỗng.
Qua phân tích có thể thấy, ăn trứng ngỗng hợp lý từ tháng thứ 3 trở đi sẽ giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh hơn, thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ.
Cách chọn trứng ngỗng cho bà bầu
Để chọn những quả trứng ngỗng chất lượng cho thai kỳ, bà bầu có thể thực hiện theo các cách:
- Mẹ nên soi trứng trước nguồn sáng, giữ trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở hai đầu trứng. Nếu thấy trứng có màu hồng với 1 chấm mờ và nhìn rõ túi khí là trứng tốt. Mẹ tránh lấy các trứng có vệt máu, giun sáng hay có vật lạ trong trứng.
- Mẹ cũng có thể kiểm tra bằng cách kẹp trứng giữa ngón trỏ và ngón cái rồi lắc nhẹ. Nếu là trứng mới thì khi lắc sẽ không kêu. Còn nếu trứng kêu thì càng to chứng tỏ trứng đã để càng lâu.
- Cho vào dụng dịch nước muối: Bà bầu hãy lấy 1 quả trứng ngỗng cho vào dung dịch nước muối 10%. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
Trứng chìm xuống đáy tô: Trứng ngỗng mới đẻ trong ngày.
Trứng lơ lửng trong dung dịch nước muối: Trứng ngỗng đẻ từ 3 – 5 ngày.
Trứng nổi lên trên mặt dụng dịch nước muối: Trứng ngỗng đã đẻ quá 5 ngày.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất