22:51 22/12/2022

Bức tranh cảm động của bệnh nhi mơ ước thế giới không còn tế bào ung thư

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Em Đỗ Ngọc Minh, 11 tuổi là tác giả của bức hoạ "Trẻ em vui khoẻ đến trường", em bị mắc u lympho và hơn ai hết, em mơ ước trên thế giới không còn tế bào ung thư để trẻ em vui khoẻ đến trường.

Nhân dịp Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) kỷ niệm 5 năm thành lập, Quỹ Hy Vọng đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức triển lãm tranh gây quỹ bên lề sự kiện. Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán tranh sẽ được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhi ung thư và trẻ em yếu thế.

Tại không gian Lễ kỷ niệm, hai bộ sưu tập tranh được trưng bày gồm 11 tranh nghệ thuật của các họa sĩ nổi tiếng như hoạ sĩ Lê Bá Đảng, Thanh Hải, Thiền sư Pháp Hạnh, Bùi Tiến Tuấn,... và 51 bức tranh vẽ bằng màu acrylic của các em nhỏ đến từ nhiều vùng, miền trên cả nước. Trong đó, đa phần tranh do các em bệnh nhi, trẻ mồ côi, trẻ tự kỷ sáng tác để ủng hộ chương trình.

Không chỉ thể hiện năng khiếu và đam mê hội họa, các em còn kể ước mơ và hy vọng về một tương lai tươi sáng thông qua những nét vẽ của mình. Bên cạnh đó, một số ít tác phẩm còn lại do các em thiếu nhi của Câu lạc bộ mỹ thuật phát triển trí tuệ Kim Thùy ở Thái Bình dành tặng để gây quỹ.

Đặc biệt, triển lãm nhận được sự ủng hộ của “hoạ sĩ nhí” Trần Nam Long - cậu bé 17 tuổi mắc chứng tự kỷ và câm điếc bẩm sinh. Trước đó, em từng tham gia vẽ tranh và bán đấu giá để ủng hộ hoạt động chống Covid-19. Long đã mang đến hoạt động gây quỹ bức tranh "Sớm vùng cao" vẽ Hà Giang mùa xuân với hoa đào khoe sắc và tường rào đá đặc trưng.

320415327_894705078208118_2877271053270645538_n
Để có bộ sưu tập tranh gây quỹ, Quỹ Hy vọng phát động sáng tác từ đầu tháng 11 và nhận được sự tham gia của nhiều em nhỏ (Ảnh: Hope Foundation).

Một trong số đó có em Phạm Hồng Phúc, 9 tuổi, Thái Bình. Em bị bỏ rơi từ nhỏ, được một phụ nữ nhận nuôi. Lên 3 tuổi, em lần lượt trải qua hai lần mất người thân, gồm mẹ nuôi và bà ngoại. 

320237597_465842122376063_1984664109758887769_n
Biết đến hoạt động vẽ tranh gây quỹ thông qua Câu lạc bộ mỹ thuật phát triển trí tuệ Kim Thuỳ, Phúc vẽ bức tranh "Ước mơ thần tiên" nhằm lan toả thông điệp tích cực đến mọi người (Ảnh: Hope Foundation).
320159172_120467562679026
Đỗ Ngọc Minh 11 tuổi, Hà Nội, là tác giả của bức hoạ "Trẻ em vui khoẻ đến trường", em bị mắc u lympho và hơn ai hết, em mơ ước trên thế giới không còn tế bào ung thư để trẻ em vui khoẻ đến trường (Ảnh: Hope Foundation).
320017340_3333687046890742_5965396374353508789_n
Em Nguyễn Hoàng Nhã Trúc, 15 tuổi, đến từ Lâm Đồng, là tác giả của bức tranh "Sao băng hy vọng". Em mồ côi và hiện sống tại Làng trẻ em SOS Đà Lạt. Qua bức tranh này, em muốn nhắn nhủ dù hiện thực có thể tối đen như mực nhưng mỗi chúng ta đừng bỏ qua những tia hy vọng nhỏ nhất như ánh sao băng lướt qua bầu trời (Ảnh: Hope Foundation).

Quỹ Hy Vọng là một quỹ xã hội - từ thiện hoạt động vì cộng đồng, phi lợi nhuận, do Bộ Nội Vụ cấp phép từ 2017, được vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty Cổ phần FPT. Quỹ Hy Vọng theo đuổi hai mục tiêu: Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Quỹ tin rằng thúc đẩy công nghệ thông tin, phát triển tri thức bền vững và kết nối những tấm lòng nhân ái sẽ tạo ra một xã hội bình đẳng và tiến bộ.

Trong 5 năm hoạt động, Quỹ Hy Vọng đã triển khai các chương trình dài hạn, nhằm trang bị hạ tầng phục vụ cho phát triển tại các vùng khó khăn. Song song, Quỹ Hy Vọng thực hiện các chương trình hỗ trợ nhân ái dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, lực lượng tuyến đầu chống dịch, trẻ em yếu thế gồm bệnh nhi ung thư, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo… ở 40 tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, giữa tâm dịch 2021, trường Hy Vọng - nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi vì Covid-19 (tại Đà Nẵng) đã ra đời mà Quỹ Hy Vọng là một trong những thành viên sáng lập.

Tại lễ kỷ niệm, câu chuyện của những mảnh đời, số phận, vùng đất khó khăn mà Quỹ Hy Vọng có duyên ghé thăm, gặp gỡ và giúp đỡ sẽ được tái hiện và chia sẻ trong talkshow “Nhìn lại những chặng đường”. Đó là cô giáo vùng cao Sông Mã, Sơn La trăn trở với ngôi trường ván gỗ không đủ ấm áp cho học trò khi đông về; là người dân miền sông nước canh cánh mối lo cây cầu gỗ tạm không đủ an toàn cho con em đến trường, bà con chở nông sản; là cô bé luôn lạc quan để vượt lên nghịch cảnh khi đối diện với căn bệnh ung thư quái ác với sự động viên của mẹ.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận