13:11 08/11/2022

Các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ em Việt Nam cha mẹ cần lưu ý

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam My Linh

Trẻ em thường sẽ thích khám phá ở những nơi lạ và tối tăm, nơi chứa ẩn các loại muỗi nên rất dễ mắc bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng ban đầu sốt xuất huyết sẽ rất khó phát hiện.

Bài viết này thuộc chuyên đề Sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến ngày càng phức tạp, số ca mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Xem thêm

Các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ em Việt Nam

Theo thông tin chính thức từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, những tháng cuối năm 2022, số lượng trẻ em Việt Nam nhiễm dịch sốt xuất huyết đang tăng chóng mặt. Đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có biểu hiện nhiều giai đoạn và diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường sẽ rất đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục”.

trẻ em Việt Nam mắc sốt xuất huyết
Các triệu chứng ban đầu sốt xuất huyết sẽ rất khó phát hiện (Ảnh: TTXVN).

Ban đầu, các bé thường phát bệnh sốt xuất huyết với triệu chứng đầu tiên là sốt cao đột ngột, trong khi trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Thời gian sốt sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày. Sốt cao kèm theo đau đầu, mặt đỏ bừng, da sưng huyết, đau cơ,..

Một vài trường hợp đặc biệt trẻ bị bệnh sốt xuất huyết còn có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Ở thời điểm này, thì triệu chứng của trẻ đang rất khó phân biệt được với các loại virus khác.

Tiếp đó giai đoạn thứ hai, trẻ sẽ xuất hiện chấm xuất huyết thường nổi lên ở khắp cơ thể. Những triệu chứng này không nổi ngay ở những ngày đầu nhiễm virus của trẻ. Khi thấy bé nổi những nốt như vậy phụ huynh cần bình tĩnh và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

nổi nốt đỏ khi bị sốt xuất huyết
Sau 7 đến 8 ngày kể từ khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhi đã hết sốt, nếu trẻ vẫn còn xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa ở tay chân phụ huynh cũng không nên lo lắng quá (Ảnh: Internet).

Sau 5 ngày bệnh, trẻ sẽ hạ sốt xuống khoảng 37-38 độ C hoặc có thể thấp hơn. Các triệu chứng tiếp theo ở các bé là lừ đừ, đau bụng, nôn ói, gan phình to, xuất huyết viêm mạc. Nặng hơn nữa có thể là sốc xuất huyết, chân tay lạnh, mạch đập nhanh, huyết áp không thể đo được.

Khi trẻ có những biểu hiện như vậy cần đưa trẻ đi nhập viện ngay, tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ. Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi để tình trạng sốc kéo dài sẽ khiến các bé tổn thương nhiều cơ quan, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Sau 7 đến 8 ngày kể từ khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhi đã hết sốt, phục hồi và có dấu hiệu thèm ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn còn xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa ở tay chân phụ huynh cũng không nên lo lắng quá về hiện tượng này. Hãy cho trẻ uống đúng thuốc điều trị của bác sĩ.

Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ em Việt Nam bị sốt xuất huyết

Về những lưu ý, bà Hà cho hay: “Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường như: tay chân lạnh, bỏ ăn, quấy khóc,... cần đưa ngay bé đến các cơ sở gần nhất để được chẩn đoán chính xác và có những phương pháp điều trị thích hợp”.

Trường hợp sốt xuất huyết nhẹ sẽ được cho điều trị ngoại khóa, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ đưa ra. Với bệnh nhi nặng hơn cần được nhập viện để điều trị và theo dõi thêm biểu hiện. Cùng với đó sẽ được bác sĩ đưa ra các phương án dự phòng và điều trị biến chứng về sau.

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, các dấu hiệu nguy hiểm khác của bệnh. Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không chơi đùa gắng sức nhiều. Nếu nhiệt độ của trẻ trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 - 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ kết hợp với lau mát, lặp lại mỗi 4-6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, tránh ủ trẻ trong chăn quá mức.

Cho trẻ bổ sung thêm nhiều nước để bù đắp lượng nước mất do bị sốt. Sẽ tốt hơn nếu cho trẻ uống nước được pha từ oresol. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm chất khoáng, vitamin C như nước ép cam, chanh, bưởi,...

nước ép
Cho trẻ bổ sung thêm nước ép (Ảnh: Internet).

Đối với những trẻ bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ. Các mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng. Khi cho bé ăn, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.

Trong thời điểm này, nên bổ sung cho bé những món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa. Thực phẩm có giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận