10:00 24/09/2022

Cha mẹ đừng hủy hoại lòng tự trọng của con

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lan Phạm

Lòng tự trọng thấp có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. CNBC Make It đã phỏng vấn chuyên gia tâm lý trẻ em để tìm ra cách xây dựng lòng tự trọng cho trẻ.

d72d0d1bca5923077a48

Bà Irina Gorelik, nhà tâm lý học trẻ em tại Trung tâm trị liệu Williamsburg, đã chỉ ra một số dấu hiệu của trẻ có lòng tự trọng thấp, bao gồm cả việc phải vật lộn để chịu đựng cảm xúc tiêu cực, không thích thử thách, bỏ cuộc quá nhanh hoặc quá cầu toàn.

“Những đứa trẻ thể hiện ra bên ngoài vẻ tự tin nhất, có thể đang phải vật lộn với lòng tự trọng. Trong khi đó, những đứa trẻ phát triển chậm hơn có thể tin tưởng vào bản thân tốt hơn”, bà Irina Gorelik nói.

Nếu cha mẹ cảm thấy con mình có lòng tự trọng thấp hoặc lo lắng chúng có thể phát triển chứng này, nhà tâm lý học gợi ý các bước cha mẹ nên làm để tăng cường sự tự tin, lòng tự trọng cho trẻ, giúp chúng đối phó với những suy nghĩ tiêu cực.

Để trẻ cảm thấy tồi tệ

Bà Gorelik cho rằng việc giúp trẻ loại bỏ cảm xúc tiêu cực có thể phản tác dụng, khiến trẻ tự ti hơn. Khi cha mẹ nói với trẻ về những cảm xúc tiêu cực hoặc nói chúng đang phản ứng thái quá, điều này có thể làm mất giá trị cảm xúc của trẻ.

Thay vào đó, người lớn nên để trẻ trải qua cảm xúc tồi tệ. Nó có thể rất khó vào thời điểm đó. Nhưng về lâu dài, việc này sẽ có lợi hơn cho trẻ khi chúng học được cách đối mặt với cảm xúc tiêu cực.

“Hãy cho phép con trải nghiệm đầy đủ các cung bậc cảm xúc và giúp con học cách tin tưởng vào những gì mình đã trải qua”, vị chuyên gia khuyên.

Tránh “sửa chữa” cảm xúc của con

Đừng coi cảm xúc của con như một vấn đề cần giải quyết. Thay vì “sửa chữa”, cha mẹ nên tập trung vào việc lắng nghe khi trẻ chia sẻ những tình huống khó khăn và dạy chúng đặt tên cho cảm xúc của mình.

“Hãy để chúng tự giải quyết vấn đề ở mức độ phù hợp với sự phát triển, cha mẹ chỉ nên khuyến khích và hỗ trợ khi chúng thực sự cần”, bà Gorelik đưa ra lời khuyên.

Tập trung vào phát triển tư duy

Một số lời khen ngợi có thể hữu ích trong việc nâng cao lòng tự trọng của trẻ và ngược lại. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chú ý, ghi nhận những nỗ lực của chúng thay vì kết quả đạt được.

Việc thể hiện để trẻ hiểu quá trình mới là điều quan trọng giúp trẻ phát triển lòng tự trọng. Ảnh: Twenty.
Việc thể hiện để trẻ hiểu quá trình mới là điều quan trọng giúp trẻ phát triển lòng tự trọng. Ảnh: Twenty.

“Hãy cho con thấy các kỹ năng đã được xây dựng nhờ nỗ lực, chăm chỉ, thay vì chỉ tập trung vào kết quả”, bà Gorelik nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị chuyên gia gợi ý nếu trẻ ghi được điểm trong trò chơi, cha mẹ có thể nói “Chà, con đã dành nhiều thời gian luyện tập để làm được điều đó, cảm giác ghi điểm như thế nào?”, thay vì chỉ tập trung vào cảm giác ghi được bàn thắng.

Hoặc, nếu trẻ vẽ một bức tranh, cha mẹ có thể nhận xét “Mẹ thấy con rất chăm chỉ, con nghĩ sao nếu sử dụng những màu này”, thay vì khen bức tranh đẹp ra sao.

Hãy để con có lòng tự trọng bên trong thay vì phụ thuộc vào phần thường hoặc nhận xét bên ngoài.

Theo Zing

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận