15:58 27/09/2022

Cha mẹ làm gì khi biết con đang bị bắt nạt?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An

Bắt nạt có thể gây ra những hậu quả có hại và lâu dài cho trẻ em. Bên cạnh những ảnh hưởng về thể chất của việc bắt nạt, trẻ em có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và cảm xúc, bao gồm trầm cảm và lo lắng, có thể dẫn đến lạm dụng chất kích thích và giảm hiệu suất ở trường.

bn-1

Dấu hiệu phát hiện con bị bắt nạt

Theo Unicef Việt Nam, cha mẹ hãy quan sát trạng thái cảm xúc của trẻ vì một số trẻ có thể không bày tỏ mối quan tâm của mình bằng lời nói. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

Dấu hiệu vật lý như vết bầm tím không rõ nguyên nhân, vết trầy xước, gãy xương và vết thương đang lành.

Sợ đi học hoặc tham gia các sự kiện của trường.

Đang lo lắng, căng thẳng hoặc rất cảnh giác.

Có ít bạn bè trong trường hoặc ngoài trường.

Mất bạn bè đột ngột hoặc trốn tránh các tình huống xã hội.

Quần áo, đồ điện tử hoặc đồ dùng cá nhân khác bị mất hoặc bị phá hủy.

Thường xin tiền.

Học lực thấp.

Nghỉ học hoặc gọi điện cho cha mẹ từ trường yêu cầu đón con về nhà.

Cố gắng ở gần người lớn.

Ngủ không ngon và có thể gặp ác mộng.

Than phiền về nhức đầu, đau dạ dày hoặc các bệnh thể chất khác.

Gây hấn hoặc bộc phát tức giận.

Nói chuyện cởi mở. Nói chuyện với con bạn về những gì chúng cho là hành vi tốt và không tốt ở trường, trong cộng đồng và trên mạng. Điều quan trọng là phải giao tiếp cởi mở để con bạn cảm thấy thoải mái khi nói với bạn về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của các con.

bn

Cha mẹ làm gì khi biết con đang bị bắt nạt?

Nếu bạn biết con mình đang bị bắt nạt, bạn có thể thực hiện một số bước để giúp con:

Lắng nghe con bạn một cách cởi mở và bình tĩnh: Tập trung vào việc khiến các con cảm thấy được lắng nghe và được hỗ trợ, thay vì cố gắng tìm ra nguyên nhân của việc bắt nạt hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Hãy chắc chắn rằng các con biết rằng đó không phải là lỗi của các con.

Hãy nói với con rằng bạn tin con; rằng bạn rất vui vì con đã nói với bạn; rằng đó không phải là lỗi của con; rằng bạn sẽ cố gắng hết sức để tìm kiếm sự trợ giúp.

Nói chuyện với giáo viên hoặc trường học: Bạn và con bạn không phải đối mặt với nạn bắt nạt một mình. Tìm hiểu xem trường học của con bạn có chính sách hoặc quy tắc đối phó với hành vi bắt nạt không. Điều này có thể áp dụng cho cả hình thức bắt nạt trực tiếp và trực tuyến.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ: Đối với con bạn, có cha mẹ hỗ trợ là điều cần thiết để đối phó với những tác động của hành vi bắt nạt. Hãy đảm bảo các con biết các con có thể nói chuyện với bạn bất cứ lúc nào và cố gắng trấn an các con mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận