Cha mẹ nên dạy con về giá trị của tiền bạc từ sớm
Dạy trẻ hiểu về giá trị của tiền bạc, khi con lớn lên, những nền tảng đó sẽ giúp con biết cách quản lý chi tiêu và biết quý trọng những đồng tiền mình có được.
1. Dạy con giải quyết hệ quả của việc chi tiêu
Để trẻ tự đưa quyết định chi tiêu. Cố gắng kiềm chế việc can thiệp ngay cả khi bạn không đồng ý với cách chi tiêu của con. Điều này sẽ dần giúp trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền và của việc tiêu pha hợp lý lớn tới mức nào.
2. Đừng tiêu tiền ngay khi vừa có
Theo tạp chí Parent, dạy trẻ kiên nhẫn đi đôi với việc kiềm chế ham muốn mua sắm. Trước khi đi mua sắm, người lớn dạy trẻ tạo một ngân sách, liệt kê những gì sẽ mua, cửa hàng sẽ đến và phạm vi giá cho từng sản phẩm. Với những mặt hàng giá trị lớn hơn, trẻ tham khảo và so sánh giá của chúng trên mạng. Trẻ sẽ học được thói quen lập kế hoạch mua hàng trước khi đi mua sắm
3. Dạy trẻ kiếm tiền từ nhỏ một cách đúng đắn, thích hợp
Cân nhắc lập danh sách những việc vặt mà bạn có thể “trả lương” cho con khi trẻ hoàn thành. Bên cạnh đó là danh sách những việc trẻ cần làm để đóng góp cho gia đình. Chúng không được trả tiền khi làm xong những việc này. Nếu được, lên tiếp danh sách thứ ba những công việc trẻ tự nguyện làm để có thể nhận thêm tiền.
Điều này sẽ dạy con cái của bạn biết rằng làm việc chăm chỉ thì sẽ được trả tiền và cho phép chúng tiết kiệm tiền để mua những thứ chúng muốn cho những dịp đặc biệt.
4. Dạy con cách kiểm soát ham muốn và không vung tay quá trán
Hãy đảm bảo rằng, tiền tiết kiệm chắc chắn phải được tiết kiệm theo đúng nghĩa. Nếu con đang dư một số tiền và định mua một món đồ chơi, bạn nên chỉ cho con rằng, thay vì để vào hũ “chi tiêu” thì nó nên được đặt trong hũ “tiết kiệm”.
Hướng dẫn con sử dụng hũ “tiết kiệm” này cho mục tiêu dài hạn, ví dụ như tặng quà sinh nhật của bố vào 6tháng sau hoặc mua quà lưu niệm trong chuyến du lịch hè sắp tới.
5. Cân nhắc giữa thứ cần và mong muốn
Để làm được điều này, trẻ cần sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ, bởi khi còn nhỏ, trẻ khó xác định được mục tiêu rõ ràng của bản thân. Thông thường, trẻ sẽ phí tiền vào thứ "bỗng dưng thích" nhưng lại rất nhanh chán.
Cha mẹ nên dành thời gian lên danh sách, nói chuyện nhẹ nhàng để tìm hiểu lý do món đồ trẻ muốn mua. Điều này giúp trẻ nhận thức rõ hơn về mục tiêu cá nhân, đồng thời tránh việc chi tiêu sai mục đích. Trẻ cần hiểu rằng những gì chúng ta cần luôn được ưu tiên hơn những gì mong muốn.
6. Cho trẻ tình nguyện và quyên góp
Cha mẹ hãy cố gắng dạy cho trẻ nhận ra rằng một số người có nhiều tiền hơn những người khác và những người nhiều tiền hơn có thể giúp đỡ những người ít hơn. Các bậc phụ huynh có thể làm những việc rất đơn giản để cho trẻ có thói quen cho đi, dạy con về tiền bạc để hiểu tiền có giá trị thật, nhưng cũng không phải là tất cả.
Bạn cũng có thể khơi gợi tình yêu thương từ trẻ bằng cách, nếu con là người yêu động vật, hãy cùng trẻ lựa chọn đồ dùng cho nơi ở của động vật hoặc cùng nhau tình nguyện giúp cho chúng ăn.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất