14:04 28/03/2024

Cục Bảo trợ xã hội: Sẽ cố gắng nâng mức trợ giúp xã hội cho trẻ yếu thế

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lại Cường

Đại diện Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 20/2021/NĐ-CP sẽ có nhiều điểm mới.

Tại "Diễn đàn các tổ chức xã hội về thực hiện quyền trẻ em" do Hội bảo vệ quyền trẻ emViệt Nam tổ chức hôm nay (ngày 28/3), ông Nguyễn Trung Thành – Phó trưởng phòng Chính sách - Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chia sẻ về một số quy định mới về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ khuyết tật trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

hoibaovequyentreem_treemvietnam.net.vn
Toàn cảnh Diễn đàn các tổ chức xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em. Ảnh: LC

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ra đời là chủ trương lớn nhằm giảm gánh nặng cho đối tượng yếu thế và gia đình đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của đất nước thời gian qua đã đặt ra nhiều yêu cầu mới.

Ông Nguyễn Trung Thành thông tin, hiện nay cả nước có 3.356.660 người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và 361.590 người đang hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng.

Trong số hưởng trợ cấp xã hội có: 21.432 hưởng chế độ trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng; 84.739 người hưởng chế độ người đơn thân nghèo nuôi con nhỏ; 1.417.523 người hưởng chế độ người cao tuổi; 1.612.783 người hưởng chế độ người khuyết tật; 146.365 hưởng chế độ trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn; 5.443 người hưởng chế độ đối với người nhiễm HIV và 68.317 hưởng chế độ do các địa phương quy định.

Tổng kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng 2.175 tỷ đồng/tháng và 27.000 tỷ đồng/năm.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (190 cơ sở công lập và 235 cơ sở ngoài công lập), đến nay có 45.482 người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội.

Trong trợ giúp khẩn cấp, Chính phủ đã xuất cấp tổng cộng 206.765,220 tấn gạo hỗ trợ cứu đói cho 3.491.156 hộ dân với 13.746.070 nhân khẩu dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt hàng năm.hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ sập nhà, trôi cháy.

Từ thực tiễn phát triển của đất nước trong nhiều năm qua, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã trình bày sự cần thiết của việc sửa đổi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

"Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 là: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc con người Việt Nam”.

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác. Tiếp tục nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội theo hướng bảo đảm mức sống tối thiểu, sàn an sinh xã hội quốc gia”.

baovetreem_treemvietnam.net.vn
Ông Nguyễn Trung Thành – Phó trưởng phòng Chính sách - Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Hương Giang

Điều 34, Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội”.

Ngày 08/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”, Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ cho những người yếu thế.

Theo số liệu từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thực tiễn cho thấy, thực trạng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân. Còn một bộ phận dân cư khó khăn chưa thụ hưởng chính sách do chưa được quy định trong Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; quy trình, thủ tục và hồ sơ giải quyết chính sách trợ giúp xã hội chưa được quy định theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.

Phó trưởng phòng Chính sách Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: "Trong dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đối tượng thụ hưởng đã được mở rộng. Trong đó, các đối tượng bao gồm: trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc; trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em; trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật”.

Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 3 và 6 Điều này. Người thuộc hộ nghèo không có thành viên trong độ tuổi.

Về mức chuẩn trợ giúp xã hội, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết, từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/tháng.

Từ ngày 01/7/2025, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 600.000 đồng/tháng. Từ 1/7/2026 được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ lương tăng thêm của khu vực công và lộ trình cải cách tiền lương. Các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội sẽ được hưởng qua hệ thống công nghệ thông tin".

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận