11:48 25/09/2022

Giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm những loại vắc xin nào?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Không chỉ 10 loại vaccine trong chương trình TCMR, trẻ cần phải bổ sung thêm hàng chục loại vaccine khác ở dịch vụ để tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.

Trong chương trình "Những vaccine đầu đời không thể thiếu của trẻ" do VTV tổ chức tối 22/9, các diễn giả cho biết, ngay sau khi chào đời, trẻ đã đối mặt với nhiều mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường sống. Kháng thể truyền từ mẹ trong quá trình mang thai giảm dần theo thời gian, không đủ để bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ.

Mặt khác, Covid-19 đang khiến hàng triệu trẻ em mất đi cơ hội tiêm chủng đầy đủ, hệ quả khiến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm màng não, bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt... tăng cao, tăng nguy cơ "dịch chồng dịch", khiến trẻ chịu di chứng nặng nề, thậm chí mất đi cơ hội sống.

8-2-1664000718016118366269
Phụ huynh đưa trẻ đến Hệ thống tiêm chủng VNVC tiêm chủng

Các loại vaccine cần thiết cho trẻ

TS.BS Nguyễn An Nghĩa - Phó Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh cho biết, các vaccine được triển khai tiêm chủng trong TCMR phòng ngừa được 10 bệnh cho trẻ em, trong khi đó hiện nay có gần 50 bệnh truyền nhiễm cho cả trẻ em và người lớn cần được phòng ngừa bằng vaccine.

Theo đó, trong TCMR, ngay khi chào đời trẻ sẽ nhận được mũi lao và viêm gan B sơ sinh;

Tiếp theo khi trẻ được 2-3-4 tháng thì sẽ nhận được mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib và viêm gan B;

Khi đến 9 tháng trẻ sẽ được tiêm mũi sởi;

Đến 12 tháng trẻ sẽ được tiêm mũi viêm não Nhật Bản (phác đồ tiêm chủng 3 mũi);

Sau đó đến 18 tháng trẻ sẽ được tiếp tục nhận mũi sởi nhắc lại phối hợp với Rubella.

Theo TS. BS Nghĩa, bên cạnh các mũi vaccine trong TCMR, trẻ cần được chủng ngừa thêm nhiều loại vaccine có trong tiêm chủng dịch vụ để được bảo vệ toàn diện hơn.

BSCKI. Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho hay, ở cột mốc 2-3-4 tháng tuổi, nếu trẻ đã được tiêm phòng 5 bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo TCMR thì trẻ còn cần được chủng ngừa thêm những loại vaccine phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus,... vì đây là những bệnh rất nguy hiểm. Phế cầu có thể gây ra viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,... Tiêu chảy cấp do Rotavirus, tỷ lệ tử vong rất cao đối với trẻ em.

Đến giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ cần tiêm tiêm vaccine cúm và não mô cầu BC dịch vụ.

Đến 9 tháng tuổi, ngoài đồng hành với TCMR khi có lịch tiêm sởi, thì tiêm chủng dịch vụ có lịch tiêm những vaccine khác như: viêm não Nhật Bản thế hệ mới, não mô cầu ACYW, Thủy đậu thế hệ mới, sởi - quai bị - rubella... Đến giai đoạn 12 tháng tuổi thì trẻ cần tiêm thêm những loại vaccine tương tự như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu... và sẽ có 1 loại vaccine mới đó là viêm gan A/ Viêm gan A+B.

Đặc biệt, nhiều loại vaccine cần phải được tiêm nhắc nhiều lần để có giá trị bảo vệ đầy đủ và lâu dài cho trẻ, thì đến 16-18 tháng trong TCMR chỉ có tiêm nhắc vaccine phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván và vaccine ngừa sởi - rubella, còn ở tiêm chủng dịch vụ trẻ có thể nhắc vaccine 6 trong 1, 5 trong 1.

Đến giai đoạn 2 tuổi, trẻ cần tiêm vaccine ngừa thương hàn, tả.

Khi từ 4-6 tuổi, tiêm chủng dịch vụ tiếp tục có những bước ngoặt tiêm chủng nhắc lại cho trẻ, đó là những loại vaccine phòng bệnh tương tự nhưng thành phần trong vaccine có hàm lượng thấp hơn. Ví dụ như trẻ 4-6 tuổi cần tiêm nhắc ho gà - bạch hầu - uốn - bại liệt trước khi trẻ đến trường; đồng thời ở giai đoạn này, trẻ có tiêm thể nhắc thủy đậu, sởi - quai bị - rubella...

Đến giai đoạn trẻ 9 tuổi, trẻ cần tiêm vaccine ngừa HPV - đây là loại vaccine phòng loại virus gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn... cho cả nam và nữ.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam
Trẻ em Việt Nam

Bình luận