Khi nào nên cho trẻ ngừng bú bình?
Chiếc bình sữa dường như là một người bạn thân thiết với nhiều em bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cai ti bình khi bé đạt đến một độ tuổi nhất định.
Các bậc cha mẹ đều biết rằng bình sữa là một phần quan trọng trong cuộc sống của một em bé. Nếu cai bình ti quá sớm, bé sẽ bị tổn thương. Vậy đâu là thời gian chuẩn nhất để giúp bé cai bình ti?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã gợi ý rằng, các em bé có thể sử dụng cốc uống nước hình mỏ vịt hoặc cốc có ống hút khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi gần được 1 tuổi rưỡi, bé nên cai bình ti hoàn toàn. Bú bình trong thời gian quá dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của bé. Lý do như sau:
1. Ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng
Khi trẻ uống sữa bằng bình, thường phải úp ngược bình để bé uống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lâu dài, khi bú, hàm dưới của bé bị chìa ra ngoài và răng cửa hàm trên bị chèn ép dẫn đến tình trạng bị hở lợi, ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình của bé.
Tương tự, việc sử dụng núm vú giả trong thời gian dài, đặc biệt là sau 6 tháng, sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khớp cắn của răng trong thời gian dài.
2. Tác động vào hàm
Xương hàm được chia thành hàm trên và hàm dưới, bé dùng bình sữa lâu và ngậm núm vú giả nhiều cũng có thể khiến hàm trên chìa ra ngoài và cung răng bị thu hẹp, gây hàm hô, ảnh hưởng đến sự biến dạng khuôn mặt của trẻ.
3. Tác động đến chức năng của môi
Việc trẻ ngậm ti bình trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến thay đổi độ căng của cơ môi, môi trên hếch lên, môi hơi mở và hàm dưới khép hờ có thể gây ra các vấn đề về răng miệng, khớp cắn của răng, khiến trẻ dễ chảy nước dãi và có thói quen thè lưỡi.
4. Chức năng trong khoang miệng vận động kém
Việc sử dụng bình sữa để uống sữa lâu ngày chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào sữa bột, một số trẻ sẽ ăn không ngon miệng vì như vậy việc răng miệng không được vận động nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai của trẻ về lâu dài.
Điều đó dễ khiến trẻ kén ăn, chỉ thích ăn thức ăn lỏng, thức ăn mềm. Lúc đó, nếu ăn phải thức ăn hơi cứng đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều, trẻ sẽ khạc ra. Thực chất không phải trẻ không nuốt được mà là trẻ có khả năng nhai kém, như vậy trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển.
5. Ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng ngôn ngữ
Việc sử dụng núm vú giả trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ.
Kể từ khi bắt đầu bước vào 1 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của bé. Đối với những trẻ sử dụng núm vú giả, việc thiếu lực môi và ảnh hưởng của việc biến dạng của hàm sẽ dẫn đến việc kiểm soát các âm tiết rất kém, ảnh hưởng đến việc phát âm không rõ ràng.
Những đứa trẻ như vậy sẽ xuất hiện tình trạng nói ngọng, phát âm không chính xác.
6. Nguy cơ sâu răng miệng
Một số bé quen với việc bú bình trước khi đi ngủ vào buổi tối, mặc dù cũng là một “nghệ thuật dỗ trẻ” nhưng bạn sẽ khó đánh thức trẻ dậy để vệ sinh răng khi trẻ bú xong. Với răng miệng của trẻ, ngay khi mọc răng sữa bạn phải chú ý vệ sinh răng miệng, đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ thì không cần đánh răng, nhất là uống sữa vào ban đêm thì càng dễ bị dẫn đến sâu răng ở trẻ em.
Tóm lại, nên cho trẻ ngừng sử dụng bình bú trước 1 tuổi, và muộn nhất là không quá 1,5 tuổi. Trẻ uống sữa bột sau độ tuổi này có thể thử dùng cốc mỏ vịt hoặc bình bú có ống hút để giảm bớt mút núm vú.
Sau bữa ăn, mẹ hãy dùng cốc cho bé uống nước tráng miệng. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen dùng cốc uống nước, sữa.
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất