12:32 16/09/2022

Không tiêm vắc xin sởi, trẻ có thể gặp nguy hiểm không?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lan Phạm

Ngày 13.9, tôi đưa con trai 9 tháng tuổi đi tiêm vắc xin nhưng Trạm y tế phường thông báo hiện không có vắc xin sởi và không biết bao giờ có lại. Vậy tôi nên chờ hay cho con tiêm dịch vụ? Nếu không tiêm sởi hoặc tiêm không đúng lịch, bé có gặp nguy hiểm không thưa bác sĩ? (Trần Thị Thu Huệ, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM)

Chào bạn, sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt xì… Trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và phụ nữ mang thai dễ gặp nhiều biến chứng khi mắc sởi. Bạn cần cho cháu tiêm ngừa sởi, không nên chần chừ, bởi vì trong thời gian chờ có vắc xin, cháu có thể mắc bệnh sởi, gặp nguy hiểm do biến chứng ở hệ thần kinh, hô hấp, tiêu hóa như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt dẫn đến mù lòa…

tre
Trẻ đủ 9 tháng tuổi cần tiêm ngừa sởi vì kháng thể từ mẹ truyền sang bị suy giảm, không đủ bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm. ẢNH: VNVC

Bệnh sởi bắt đầu với một cơn sốt nhẹ kèm theo ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, đau cổ họng nhưng khoảng 3 ngày sau, những nốt ban xuất hiện và lan dần từ vùng đầu mặt cổ xuống ngực, lưng, cánh tay và sau đó lan đến bụng, mông, đùi, chân. Khoảng 90% trường hợp chưa tiêm ngừa vắc xin nếu tiếp xúc với người mang virus sởi thì sẽ bị lây nhiễm. Tỷ lệ tử vong do mắc sởi lên đến 0,7% ở các nước đang phát triển.

Sởi rất dễ lây lan và bùng lên thành dịch như dịch sởi năm 2019 ở một số quốc gia trên thế giới. Vì vậy, trường hợp con của bạn cần phải tiêm ngay vắc xin sởi, không thể trì hoãn lịch tiêm. Với bệnh sởi, phải tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì hiệu quả bảo vệ mới đảm bảo. Ở thời điểm hiện tại, khi xã hội đang giao lưu trở lại, mầm bệnh sởi rất dễ lây nhiễm cho cháu bé. Ở nước ta, sởi thường bùng phát mạnh vào mùa đông xuân; trẻ cần được tiêm ngừa ngay ở thời điểm này để kịp sinh kháng thể bảo vệ.

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi 1 vắc xin sởi đơn; 18 tháng tuổi sẽ tiêm mũi 2 bằng vắc xin phối hợp sởi - rubella; 3 năm sau mũi 2 sẽ tiêm mũi 3 bằng vắc xin sởi - quai bị - rubella (trẻ từ 4-6 tuổi).

Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin sởi, từ sởi đơn cho đến các loại vắc xin sởi phối hợp 3 trong 1, trong đó nhiều vắc xin được cung cấp bởi các tập đoàn dược hàng đầu thế giới ở Mỹ, Bỉ… đảm bảo an toàn và ít phản ứng sau tiêm. Bạn có thể đưa con đến VNVC để các bác sĩ sẽ khám sàng lọc, tư vấn vắc xin sởi phù hợp nhất. Hiện nay, có vắc xin mới như Priorix tiêm ngừa cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi.

tam-anh-2-6374
Trẻ cần tiêm ngừa sởi đúng lịch, đầy đủ để tránh mắc sởi và các biến chứng viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc. ẢNH: VNVC

Vì sởi lây lan nhanh nên tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa sởi phải đạt trên 95% dân số để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Nếu tỷ lệ tiêm chủng thấp, nguy cơ cao trẻ sẽ mắc bệnh sởi. Phụ huynh lưu ý các biến chứng thần kinh nguy hiểm khi mắc sởi như thường xuất hiện vào ngày 3 đến ngày 6 với dấu hiệu sốt cao, co giật, hôn mê, liệt nửa người… ; cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi; nhờ vắc xin sởi, tỷ lệ mắc và tử vong do sởi ở nước ta đã giảm đi rất nhiều.

Theo các nguồn tin uy tín, vắc xin DPT bị hết hàng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Phụ huynh có thể đưa con tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván khác như Acadel (Canada), Boostrix (Bỉ)... đang có ở VNVC.

Nguồn: VNVC/ Thanh niên

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận