Lá thư xúc động của người mẹ đồng hành cùng con 7 tuổi mắc hội chứng tăng động thi 'Chữ đẹp tuổi thơ'
Chị Nguyễn Thuý (Bà Rịa - Vũng Tàu) - phụ huynh của em Lê Thành Tân (7 tuổi) không giấu nổi niềm hạnh phúc khi thấy con tiến bộ lên từng ngày nhờ việc luyện chữ, tự tin dự thi "Chữ đẹp tuổi thơ" lần thứ nhất. Những nét chữ đầu đời của con sẽ là kỷ niệm đáng nhớ với vợ chồng chị.
Bài viết này thuộc chuyên đề Chữ đẹp tuổi thơ lần thứ nhất
Tạp chí Trẻ em Việt Nam phát động cuộc thi "Chữ đẹp tuổi thơ" lần thứ nhất năm 2023.
Trong số hàng nghìn bài viết gửi về tham dự cuộc thi "Chữ đẹp tuổi thơ" lần thứ nhất, Ban Tổ chức nhận được lá thư xúc động của phụ huynh em Lê Thành Tân đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu. Người mẹ trẻ chủ động muốn lan toả câu chuyện của gia đình một cách chân thực nhất, công khai hình ảnh của con với hy vọng "truyền cảm hứng tới những gia đình có hoàn cảnh tương tự".
Chị Nguyễn Thuý tin rằng: "Nhìn nhận câu chuyện một cách thẳng thắn, chân thực, tích cực cũng là cách đồng hành để con tự tin bước đi trong cuộc đời".
Gạt nước mắt đồng hành cùng con
Thời điểm chị Thuý phát hiện ra con trai mình mắc hội chứng tăng động giảm chú ý là năm 2021. Tính đến nay đã là 2 năm - một quãng thời gian không dài, nhưng đối với chị, đó là cả một hành trình đồng hành cùng con.
Chị Thuý kể, vào mùa hè trước khi con chập chững bước vào lớp 1, chị quyết định cho con đi học tiền tiểu học để chuẩn bị tập làm quen cho năm học mới. Sau một thời gian cho con tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, chị nhận thấy con bắt đầu có những biểu hiện bất thường như ít nói, không chịu hợp tác cùng mẹ và cô giáo, không hòa nhập được với bạn bè cùng lớp, bẻ gốm, ăn phấn,…
Khi đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán con bị lệch bán cầu não phải, thuận tay trái. Khi biết về tình trạng của con, vợ chồng chị đã rất suy sụp, bế tắc.
“Tôi phải bỏ hết công việc để cùng con chữa trị, luôn phải để mắt đến con trong mọi lúc mọi nơi, không dám buông thả bản thân bất kỳ giây phút nào vì con thường có những hành vi không kiểm soát. Đỉnh điểm có lần con đột ngột chạy băng qua đường mà không quan sát, tự cắn tay làm đau bản thân, tôi và chồng hoàn toàn sợ hãi khi chứng kiến”, chị Thuý bộc bạch.
Khó khăn nhất đối với chị là khi bé mới vào lớp 1 được khoảng vài tuần, trường tiểu học nơi con nhập học từ chối nhận con, với lý do bé không thể hòa nhập được với bạn bè, cô giáo. Hơn nữa, bé vô cùng khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập. Do đó, cô giáo chủ nhiệm của con đã khuyên phụ huynh nên cho con ở nhà để điều trị trước.
Chị tiếp tục đưa con đi khám và bác sĩ nói rằng, các chỉ số của con rất nghiêm trọng và có nguy cơ chuyển hậu tự kỷ, bé phải sử dụng thuốc để khống chế.
Sau 4 tháng được điều trị và uống thuốc đều đặn, các triệu chứng đôi khi giảm dần. Khi thấy con ổn định hơn, chị tiếp tục cho con đi học tâm lý vận động để con không còn cảm giác sợ hãi và học cách tự tin vào bản thân mình. Cuối cùng, sau khi nhận thấy khả năng nhận thức của con đã cải thiện khoảng 80% so với trước kia, chị quyết định tìm địa điểm cho con học chữ.
Tìm đến luyện chữ như một phương pháp giúp con cải thiện
Những nỗ lực của chị Thuý đã được đền đáp, hiện tại, bé nhà chị đã 7 tuổi và vào lớp 1, bé được gặp cô chủ nhiệm vô cùng yêu thương và đã giúp đỡ bé rất nhiều. Sau khi hợp tác cùng luyện chữ với cô giáo, bé đã cầm bút cứng cáp. Khi viết bài con rất thích thú, nắn nót từng nét chữ.
"Cô giáo khen con có tính rất cẩn thận, nếu viết sai chính tả một chữ, bé cũng sẽ viết lại cả câu cho bằng được, khi viết con vô cùng tập trung và chăm chú", chị Thúy khoe.
Mỗi lần con viết đẹp, chị đều dành lời khen cho con, khiến con tự tin hơn rất nhiều. Điều này thật sự đã giúp bé nhà chị tự tin để hoà nhập với môi trường xung quanh.
"Nhìn con tự tin giao tiếp với thầy cô, bạn bè, tôi rất hạnh phúc vì cách làm của mình đã có hiệu quả", chị Thúy nói.
Nhờ sự kiên nhẫn và nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo, con đã luyện tập chuyển từ viết tay trái sang cầm bút bằng tay phải. Điều này theo chị rất có ý nghĩa, bởi khi đó não bộ bên trái của con mới có thể điều hoà với não bộ bên phải.
Hành trình viết nên cổ tích của người mẹ đồng hành với con trong từng nét chữ
Chị Thuý chia sẻ, chị biết tới cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất qua việc đọc Tạp chí Trẻ em Việt Nam và theo dõi Fanpage của Tạp chí. Theo chị, các cuộc thi viết chữ đẹp luôn hướng tới việc rèn cho học sinh đức tính cẩn thận, chăm chỉ, sự kiên trì.
Việc luyện chữ không chỉ là tiếp thu các kiến thức, mà còn chú trọng rèn các năng lực, phẩm chất khác như sự tự tin, chủ động, tính tự học. Cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất đã đáp ứng được những tiêu chí đó.
Đặc biệt, trong thể lệ của cuộc thi, có thêm một tiêu chí đặc biệt. Bởi cuộc thi không chỉ viết theo đề bài do Ban Tổ chức yêu cầu, mà khi lọt vào vòng Chung kết của cuộc thi, các con được viết những tâm tư tình cảm, suy nghĩ của bản thân với ông bà, cha mẹ.
Thông qua đó, các con có thể rèn khả năng diễn đạt, thể hiện năng lực viết sáng tạo. Vì thấu hiểu những ý nghĩa mà Ban Tổ chức muốn hướng tới, khi đọc được thông tin về cuộc thi, chị ngay lập tức cho con tham gia.
Ngoài ra, bằng việc tham dự cuộc thi, chị muốn lan toả câu chuyện của gia đình chị để tiếp thêm niềm tin, hy vọng tới các gia đình có hoàn cảnh tương tự. Chính sự yêu thương của người thân, thầy cô sẽ là động lực để mọi đứa trẻ tự tin viết những nét chữ đầu tiên trong cuộc đời. “Cha mẹ hãy luôn vững tin, mạnh mẽ đồng hành cùng con trên mọi chặng đường trong cuộc đời”, chị nhắn nhủ.
THỂ LỆ CHI TIẾT TẠI ĐÂY
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH GỬI BÀI DỰ THI THEO 3 BƯỚC
a. Bước 1: Chuẩn bị
- Chụp ảnh rõ nét bài dự thi và chụp quá trình viết bài.
- Quay video quá trình thực hiện bài viết (khuyến khích, không bắt buộc) và up lên YouTube (tối đa 03 phút).
b. Bước 2: Đăng ký và gửi bài dự thi online
- Đăng ký gửi bài dự thi online qua link website: https://treemvietnam.net.vn/chu-dep-tuoi-tho
- Điền đầy đủ thông tin thí sinh: họ và tên (chính xác theo giấy khai sinh), ngày tháng năm sinh, đang theo học lớp/trường nào; số điện thoại liên hệ của bố, mẹ hoặc người giám hộ; địa chỉ email, địa chỉ nơi ở.
- Đính kèm hình ảnh bài viết (tối đa 02 ảnh).
- Đính kèm hình ảnh quá trình thực hiện bài viết (01 ảnh).
- Gửi kèm link video đã up lên YouTube (nếu có).
c. Bước 3: Gửi bài viết giấy về Ban Tổ chức
- Trong bài dự thi bản giấy, thí sinh vẫn điền đầy đủ thông tin như trong THỂ LỆ CUỘC THI.
- Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi Chữ đẹp tuổi thơ lần thứ nhất.
Địa chỉ: Tạp chí Trẻ em Việt Nam, tầng 5 Cung Trí thức thành phố, số 1 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
SĐT liên hệ: 0816.221166 hoặc 0865.221168; email: chudeptuoitho@gmail.com
LƯU Ý: Thí sinh được khuyến khích gửi bài dự thi với sản phẩm giấy, bút luyện chữ đẹp của ERAS Việt Nam. Liên hệ để được tư vấn thông qua hotline: 0931596909 hoặc 0931598909, website: http://eras.com.vn/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/eras.com.vn,
TỔNG GIẢI THƯỞNG CUỘC THI TRỊ GIÁ LÊN ĐẾN 200 TRIỆU ĐỒNG
Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá lên đến 200 triệu đồng, với 02 Giải Nhất; 04 Giải Nhì; 04 Giải Ba; 20 Giải Khuyến khích; 01 Giải thí sinh có sáng tác ngắn hay nhất tại Chung kết; 02 Giải mở rộng “Nét chữ đầu đời”; 02 Giải thí sinh truyền thông về cuộc thi tốt nhất; 02 Giải thí sinh có lượt bình chọn online nhiều nhất; 02 Giải tập thể trường/trung tâm có nhiều bài dự thi nhất; 222 giải thí sinh triển vọng.
Cuộc thi dự kiến chia làm 2 vòng: Vòng Sơ khảo và Vòng Chung kết - Trao giải.
Vòng 1 - Sơ khảo diễn ra từ ngày 31/08/2023 - 15/10/2023: Thời gian nhận bài dự thi: 31/8/2023 - 5/10/2023; Thời gian chấm thi: 05/10 - 10/10/2023; Thời gian công bố kết quả: 10 - 15/10/2023
Vòng 2 - Vòng chung kết và trao giải, dự kiến diễn ra vào ngày 11/11/2023 tại Hà Nội (địa điểm có thể thay đổi).
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất