17:16 14/11/2023

Mách mẹ cách bổ sung DHA cho trẻ hiệu quả và an toàn

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An

Phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để bổ sung DHA cho trẻ chính là thông qua chế độ dinh dưỡng.

Theo BS Trần Thị Kim Ngọc – BV Đa Khoa Medlatec, DHA là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và mắt ở trẻ nhỏ, vì thế nó có rất nhiều trong các chế phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm là cách an toàn và hiệu quả nhất.

DHa-1

Trẻ sơ sinh có cần bổ sung DHA không?

Tên đầy đủ của DHA là Docosa-Hexaenoic-acid, đây là một loại acid béo Omega-3, chiếm đến 15 - 20% thành phần tạo nên não bộ con người. Omega-3 vẫn được biết là chất béo tốt cho mắt, cụ thể DHA cấu tạo nên 50 - 60% võng mạc mắt.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong giai đoạn phát triển, bổ sung DHA cho bé thiếu thì chỉ số thông minh IQ thấp. Hơn nữa trẻ cũng dễ mắc các bệnh về mắt hơn khi trưởng thành.

Như vậy với trẻ nhỏ, DHA không thể thiếu cho việc cấu tạo hoàn thiện và phát triển chức năng của não bộ và mắt. Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non được các chuyên gia khuyến khích bởi hai đối tượng này chưa đủ khả năng chuyển hóa tiếp nhận DHA từ thực phẩm hay sữa mẹ.

Nếu trẻ bú mẹ thì trong sữa mẹ đã có đủ hàm lượng DHA cần thiết cho bé. Nhu cầu DHA của trẻ sơ sinh là 17mg trong 100 kcal, tương đương với 200mg DHA mỗi ngày. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu tiên của cuộc đời là cách bổ sung DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Nếu mẹ không đủ sữa, trẻ uống sữa ngoài thì nên chọn loại có bổ sung DHA.

dha

Làm thế nào để bổ sung DHA cho trẻ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh có thể bổ sung DHA hoàn toàn từ sữa mẹ. Bởi vậy, cho trẻ bú mẹ trong 24 tháng tuổi đầu tiên chính là cách tốt nhất để bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Trong trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được thì lúc đó trẻ mới cần đến cách nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung.

Đối với trẻ ở độ tuổi từ 1 – 6, khi trí não đang phát triển mạnh mẽ thì DHA là dưỡng chất rất quan trọng. Lúc này, trẻ đang bắt đầu vào giai đoạn học tập, não bộ cũng cần hoạt động nhiều hơn để tiếp thu, ghi nhớ những kiến thức mới và sáng tạo để học hỏi và suy nghĩ. Ngoài ra, bổ sung DHA còn có thể giúp cải thiện chức năng mắt và sức khỏe tim mạch của bé.

Nguồn bổ sung DHA cho bé là: dầu cá, cá, thủy hải sản,… Bố mẹ nên thêm những loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của trẻ để đảm bảo hấp thu đủ lượng và đều đặn.

Ngoài ra, nếu trẻ biếng ăn hoặc không thể ăn đa dạng thực phẩm thì bố mẹ nên bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng.

Những thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ

Lòng đỏ trứng gà

Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất, không nên ăn trứng lòng đào hay trứng đánh bông.

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,… trong bữa ăn phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và não bộ. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, cung cấp từ nguồn sữa hạt giúp trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.

Các loại cá béo

cahoi

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều là nguồn cung cấp hàm lượng DHA dồi dào. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý lượng cá biển có trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ nên ở mức vừa phải, khoảng 300g mỗi tuần để hạn chế nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Rau xanh

Các loại rau xanh như bắp cải, bí ngô, cải xoăn, súp lơ,… là nguồn cung cấp DHA dồi dào cho trẻ. Bố mẹ chỉ cần lưu ý lựa chọn rau sạch không có dư lượng chất bảo quản đồng thời chế biến đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời điểm bổ sung DHA thích hợp nhất

Buổi sáng thức dậy là lúc cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng nhất, các cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng cũng hoạt động tốt nhất, vì thế cha mẹ nên bổ sung DHA trong thời điểm này. Bữa ăn nhẹ buổi sáng cung cấp DHA nên có những thực phẩm giàu chất béo này như cá, bơ, trứng, sữa, dầu ô liu,…

Bên cạnh đó vào buổi tối, bổ sung lượng DHA cần thiết sẽ giúp cả trẻ lẫn người trưởng thành có giấc ngủ tốt hơn, chuẩn bị năng lượng tốt hơn cho ngày mới. Tuy nhiên đây không phải là thời điểm bổ sung lượng lớn như bữa sáng vì có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận