Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn "Yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", nhằm giúp người dùng có cơ sở chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Đã có 45 vụ bạo lực và xâm hại trẻ em được ghi nhận, với 46 nạn nhân. Mặc dù con số này giảm so với cùng kỳ năm trước, nguy cơ từ các hành vi xâm hại tình dục qua mạng xã hội đang ngày càng gia tăng.
Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Trong xã hội hiện đại, trẻ em không chỉ đối mặt với nguy cơ xâm hại, bạo hành, bắt nạt ở môi trường truyền thống. Trẻ em còn có thể gặp nguy hiểm trên môi trường mạng. Vì vậy thời gian qua, các đơn vị trong đó có tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Bên cạnh những lợi ích thiết thực trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh mang lại, trẻ em cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tiếp cận các thông tin độc hại tràn lan trên mạng.
Tại phiên thảo luận Tổ của ''Quốc hội trẻ em'' lần thứ nhất năm 2023, diễn ra tại Hà Nội vào chiều 09/9, nhiều ý kiến đại biểu trẻ em kiến nghị cần đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp hữu hiệu phòng, ngừa tai nạn thương tích và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, có hơn 48% thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt trên môi trường mạng và hơn 13% trẻ em buộc phải tiếp xúc không mong muốn với các hình ảnh, thông tin có tính khiêu dâm.
Theo đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA, việc tạo ra 'hệ miễn dịch số' là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên mạng.