10:59 10/07/2025

“Tại sao con không chơi điện thoại?” - Câu trả lời bất ngờ của em bé lớp 3

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Phương Anh

Mẹ có một câu hỏi là nhiều bạn cùng tuổi con rất hay chơi điện thoại, vì sao con không chơi? Câu trả lời của cậu bé là một gợi ý tốt cho nhiều gia đình.

quyền trẻ em
Trẻ em rất cần sự đồng hành sát sao từ cha mẹ để được học tập và tham gia những trò chơi bổ ích, phát triển trí tuệ.

Ngày hôm qua, tôi tình cờ đi ngang qua một góc phố gần Hồ Gươm, tình cờ nghe được đoạn đối thoại của người mẹ và một bé trai (lớp 3), để lại rất nhiều suy nghĩ về cách giáo dục những đứa trẻ ngay từ khi còn bé xíu, giúp chúng tránh xa những trò giải trí vô tri - phung phí thời gian, tạo thói quen tốt và sớm trưởng thành.

Khi người mẹ hỏi: “Chúc mừng con trai đã hoàn thành chương trình lớp 3 xuất sắc. Mẹ có một câu hỏi là nhiều bạn cùng tuổi con rất hay chơi điện thoại, vì sao con không chơi?”

Cậu bé trả lời: “Nếu đặt tiền và chuối trước mặt con khỉ, nó sẽ chọn chuối, vì nó không biết rằng tiền có thể mua được nhiều chuối hơn”.

Cậu bé nói tiếp: Nếu đặt sách và điện thoại trước mặt, con chọn sách, vì con biết chỉ có con đường học tập mới cho mình cơ hội để sau này có thể mua được nhiều chiếc điện thoại hơn nữa, và có tiền để giúp đỡ những người thân của mình.

Câu nói của cậu bé ắt hẳn làm nhiều người lớn giật mình. Thực ra, lựa chọn ấy của cậu bé không phải tự nhiên mà có, bởi vì trong mọi hoạt động hàng ngày thì bố mẹ của bé đã nắn nót từng việc nhỏ, làm gương, tạo thói quen cho em bé thích sách, yêu sách.

Chúng ta luôn nói về tương lai, về thành công, nhưng quên mất rằng thành công không đến từ những thú vui chóng vánh mà đến từ sự kỷ luật mỗi ngày. Học hành đôi khi vất vả, đôi khi nhàm chán, nhưng lại là con đường ngắn nhất dẫn ta đến với một tương lai rộng mở và vững vàng hơn.

Thời gian để học và ươm mầm ước mơ chỉ có một lần trong đời, vậy nên đừng để nó trôi qua chỉ vì những thứ thú vị nhất thời. Chúng ta hãy thật sự chú tâm tới việc thay đổi những hành vi, thói quen “xấu” của con, hãy giúp chúng tránh xa điện thoại và dành thời gian cho các hoạt động phát triển thể chất, tăng cường đọc sách, khám phá khoa học… để trở nên thông tuệ và trở thành người có bản lĩnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ nhỏ chơi điện thoại quá nhiều sẽ dẫn tới một loạt các hệ lụy nghiêm trọng:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Màn hình điện thoại phát ra ánh sáng xanh có thể gây hại cho mắt, dẫn đến các vấn đề như cận thị, loạn thị, thậm chí thoái hóa điểm vàng và nguy cơ mù lòa. 
  • Chậm phát triển: Bức xạ điện thoại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, và các kỹ năng tư duy. 
  • Gặp vấn đề về xương khớp: Ngồi sai tư thế khi chơi điện thoại trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về xương khớp như đau cổ, vẹo cột sống, và các vấn đề về tay, ngón tay. 
  • Ảnh hưởng tâm lý: Nghiện điện thoại có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, và các hành vi bất thường. 
  • Nguy cơ mắc bệnh: Một số nghiên cứu cho thấy bức xạ điện thoại có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả ung thư não. 
  • Giảm tương tác xã hội: Trẻ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại có thể bỏ bê việc giao tiếp, vui chơi với bạn bè và gia đình, dẫn đến các vấn đề về kỹ năng xã hội. 
  • Giảm khả năng học tập: Việc nghiện điện thoại có thể làm trẻ xao nhãng việc học, giảm sút kết quả học tập. 
  • Nguy cơ béo phì: Trẻ em dành quá nhiều thời gian cho điện thoại có thể ít vận động, dẫn đến tăng cân và béo phì. 

 

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận