14:18 05/07/2023

Trẻ em có nên dùng kem chống nắng?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Bôi kem chống nắng thường là thói quen của người lớn, nhưng ít phụ huynh quan tâm bôi kem chống nắng cho trẻ.

Nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết có nên dùng kem chống nắng cho trẻ không? Dưới đây là một số thông tin hữu ích, giúp các mẹ có thêm kiến thức bảo vệ làn da cho trẻ một cách tốt nhất.

boi kem chong nang cho tr

Tác hại của ánh nắng với làn da của trẻ

Da trẻ rất nhạy cảm với ánh nắng, đặc biệt là tia tử ngoại UVA và UVB. Các nhà khoa học cho rằng, da của trẻ chỉ bằng 1/5 da người lớn, lớp sừng bên ngoài cùng của biểu bì cũng mỏng manh hơn, tế bào sắp xếp ít chặt chẽ hơn, hắc tố bào chưa phát triển đầy đủ. Việc duy trì độ ẩm ở da của trẻ cũng như chức năng bảo vệ da trước tác động của môi trường kém dẫn đến nhạy cảm với các tia UV.

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, lớp sừng ở biểu bì của da rất mỏng và ít melanin (yếu tố quyết định màu da), do vậy, da trẻ lúc này không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím.

Từ 4 -12 tuổi, da trẻ bắt đầu có sự phát triển mặc dù còn mỏng và ít sắc tố da. Ở tuổi này, cơ chế tự bảo vệ da vẫn còn hạn chế, rất nhạy cảm với tia UV.

Trên 12 tuổi, da trẻ bắt đầu hoàn thiện dần về cấu trúc và chức năng tương ứng như da người lớn.

Ở tuổi dậy thì, da có nhiều biến đổi do sự thay đổi hormone trong cơ thể, nhất là hoạt động của các tuyến dầu và hình thành mụn.

Theo chuyên gia da liễu, nếu để da của trẻ bị cháy nắng sẽ có nguy cơ gây ung thư da khi lớn hơn. Những vết cháy nắng ở trẻ nhỏ thực sự nguy hiểm hơn nhiều so với cháy nắng ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ da của trẻ dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

kem chogn  nang
Không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ ở độ tuổi nào nên dùng kem chống nắng?

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, bạn không sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, da của bé còn rất mỏng manh trước tác hại của tia UV và nhạy cảm với các thành phần có trong kem chống nắng, dù kem chống nắng vật lý hay hóa học.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể yên tâm khi dùng kem chống nắng. Ngoài ra, cần tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cách chọn kem chống nắng cho trẻ

Theo DS. Vũ Thùy Dương chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến nghị dùng kem chống nắng có sự bảo vệ chống tia cực tím A (UVA), B (UVB) và chỉ số chống nắng (Sun Protection Factor, viết tắt SPF) là 30 hoặc hơn nếu trẻ ở ngoài nắng. Hãy bảo đảm dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép bởi cơ quan chức năng.

Với một số trẻ nhỏ, hóa chất trong một vài loại kem chống nắng có thể khiến trẻ bị dị ứng, bị nổi sải hoặc phỏng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, cần thoa thử một ít lên da trước khi thoa lên toàn thân, hoặc dùng loại kem chống nắng gốc khoáng chất có chất kẽm hoặc titanium để giảm thiểu rủi ro da bị phản ứng. Đồng thời nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống được các tia UVB và UVA, SPF từ 15 trở lên và tốt nhất từ 30 trở lên.

da-tre-bi-kich-ung-voi-ti
Da của trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với tia UV

Cách dùng kem chống nắng cho trẻ

Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi cho trẻ ra nắng để thuốc thấm vào da và đỡ bị nước làm trôi đi hoặc mất tác dụng do sự chà xát. Hãy bôi kem chống nắng theo như chỉ dẫn và cứ mỗi vài tiếng thì bôi lại một lần, sau khi bơi lội, hoặc sau thời gian trẻ chạy nhảy.

Hãy cẩn thận khi bôi kem chống nắng chung quanh mắt cho trẻ. Kem có thể gây khó chịu, vì vậy hãy tránh mí mắt trên và mí mắt dưới.

Kem chống nắng nên được sử dụng như là hàng phòng thủ cuối cùng sau khi tránh ánh nắng trực tiếp, mặc quần áo, mũ và che bóng râm. Nếu trẻ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy thoa kem chống nắng cho những vùng da nhỏ không được che bởi khăn quấn, quần áo và mũ.

Cha mẹ nên nhớ, trẻ cần dùng kem chống nắng hàng ngày, kể cả khi trời mưa mát vì 80% tia UV vẫn làm hại da của trẻ.

Cần hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời từ 10 giờ đến 16 giờ hằng ngày, bởi đây là thời điểm tia UV có cường độ mạnh nhất, kể cả khi trời có nhiều mây.​

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận