15:01 04/10/2022

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ mẹ sang con

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Nghiên cứu cho thấy, bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm cao với phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và trẻ em nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, có thể kéo dài 2-3 tuần.

Các nốt ban xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

2
Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc tiếp xúc gần sau khi sinh. Ảnh: Internet

Đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ

Theo Sức khỏe và Đời sống, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời cũng cảnh báo lây nhiễm đậu mùa khỉ ở nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Các chuyên gia của WHO cho biết, cần có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Thông tin hiện có cho thấy, việc mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, có thể lây từ người này sang người khác qua chất dịch cơ thể chảy ra từ những vết loét của người bệnh dính vào khăn trải giường hoặc quần áo bị nhiễm bệnh hoặc lây qua nước bọt, các giọt bắn đường hô hấp. Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) nhưng nó rất dễ lây lan qua quan hệ tình dục do tiếp xúc âu yếm trực diện với người nhiễm bệnh.

Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc tiếp xúc gần sau khi sinh.

1
Các chuyên gia của WHO cho biết, cần có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ảnh: Internet

Bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng tới thai kỳ thế nào?

Bộ Y tế cho biết đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra và có khả năng gây dịch. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh đậu mùa khỉ có ảnh hưởng tới khả năng mang thai không?

Các dữ liệu và nghiên cứu về bệnh đậu mùa khỉ trong thai kỳ còn rất hạn chế. Cho đến nay, người ta không biết liệu mắc bệnh đậu mùa khỉ có gây khó khăn cho việc mang thai hay không hoặc mắc bệnh đậu mùa khỉ có làm tăng khả năng sẩy thai không?

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai hay bị sẩy thai từ giai đoạn sớm của thai kỳ. Sẩy thai là hiện tượng khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ thai kỳ nào vì nhiều lý do. Dựa trên những thông tin hiện có, người ta không biết chắc chắn liệu mắc bệnh đậu mùa khỉ có làm tăng khả năng sẩy thai hay không.

Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, người mẹ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở đường sinh dục cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến sẩy thai. Một số bằng chứng cho thấy khi nhiễm virus có liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ (chẳng hạn như bệnh đậu mùa do virus Variola) cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu và sinh non.

Mắc đậu mùa khỉ có làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh không?

Người ta không biết liệu mắc bệnh đậu mùa khỉ có làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hay không. Tuy nhiên, bà mẹ mang thai cần cẩn trọng với triệu chứng sốt cao khi không may mắc bệnh đậu mùa khỉ. Sốt cao trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Virus đậu mùa khỉ có thể truyền sang thai nhi hoặc khi sinh nở không?

WHO đã báo cáo rằng lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc do tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Theo một nghiên cứu quan sát tại Bệnh viện Đa khoa Kole (tỉnh Sankuru thuộc Cộng hòa Congo, châu Phi), các nhà khoa học khảo sát 222 bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được theo dõi từ năm 2007 đến năm 2011, trong đó có 4 phụ nữ mang thai. Kết quả ở 4 phụ nữ mang thai như sau: Một bà mẹ sinh ra một đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh, hai bà mẹ bị sảy thai trong 3 tháng đầu tiên và một trường hợp bị thai lưu trong 3 tháng cuối. Đứa bé chết lưu cho thấy các tổn thương da phồng rộp lan tỏa ở đầu, thân và tứ chi, bao gồm lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây cũng là những dấu hiệu nhiễm bệnh đậu khỉ.

Nghiên cứu cho thấy khả năng lây truyền bệnh đậu mùa khỉ theo chiều dọc, tức từ mẹ sang con qua nhau thai, có liên quan đến nhiễm virus cho thai nhi và nhiễm trùng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Giống với bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai so với những người khỏe mạnh không mang thai.

Trước đó, ngày 3/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP. HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM. khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP HCM).

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam
Trẻ em Việt Nam

Bình luận