13:06 16/08/2023

Điện thoại, trí tuệ nhân tạo lên ngôi, luyện chữ đẹp có lỗi thời?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo lên ngôi, nhiều người cho rằng, việc luyện chữ đẹp đã lỗi thời. Trái lại, nhiều chuyên gia nhận định, đây là quan niệm bao biện, tiếp tay cho sự lười biếng. Công nghệ ra đời giúp công việc thuận tiện hơn chứ không phải biến con người thành cá thể ỷ lại.

Bài viết này thuộc chuyên đề Chữ đẹp tuổi thơ lần thứ nhất

Tạp chí Trẻ em Việt Nam phát động cuộc thi "Chữ đẹp tuổi thơ" lần thứ nhất năm 2023.

Xem thêm
images

Cần lược bỏ những thứ “râu ria” không cần thiết?

Quan niệm "Nét chữ nết người" hiện nay vẫn có người một số người cho rằng đã có phần lạc hậu. Học sinh viết đẹp rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, viết xấu hay đẹp là phụ thuộc vào năng khiếu.

Phụ huynh Ngô Xuân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: "Chữ viết, thậm chí ngữ pháp, chính tả không còn quan trọng trong thời đại này. Tương lai, mọi thứ đều nhập liệu bằng lời nói, ngữ pháp hay chính tả giờ đều được máy tính lập trình, phụ huynh nên quên dần đi những cái “râu ria” này mà tập trung giúp trẻ sáng tạo là chính. Chữ viết có chăng dành cho những vị phụ huynh "bảo thủ" hệ nghệ thuật mà thôi, dù đâu đó máy tính cũng giúp luôn rồi”.

Cũng theo vị phụ huynh này, sai lầm rất lớn khi có nhận định nhìn chữ viết nói lên tính cách của một người là tốt hay xấu. “Theo tôi, trẻ rèn luyện viết chữ nhiều cũng tốt vì có thể giúp các con nhớ mặt chữ, đúng ngữ pháp, đọc thông thạo, nhưng không cần phải viết đẹp. Khi lên lớp lớn hơn, học sinh cũng có thể thay đổi hai hay ba kiểu chữ tùy thích. Còn học sinh có tâm tốt hay xấu thì do giáo dục của xã hội và gia đình, môi trường mà các em lớn lên”, chị Xuân Anh nhấn mạnh.

snapedit_1692116431375
Giữa những quan niệm trái chiều, nhiều phụ huynh vẫn lựa chọn cho con đi luyện chữ đẹp.

Rèn chữ là rèn luyện tính cẩn thận và kiên trì

Có con gái đang học lớp 3, anh Mạnh Khánh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng: “Rèn chữ không chỉ là rèn luyện chữ viết mà còn rèn tính cẩn thận, kiên trì cho học sinh. Chữ viết không cần quá cầu kỳ nhưng phải rõ ràng, rành mạch. Nếu cho rằng, gõ máy tính nên không cần rèn chữ, vậy sao các phụ huynh không cho bé khỏi tập viết luôn, bởi ngay bây giờ Google đã có thể nhận dạng giọng nói thành chữ viết rồi. Công nghệ ra đời để phục vụ con người, chứ không phải để biến con người thành nô lệ”.

Anh Khánh khẳng định, ý kiến sau này dùng công nghệ số là nhiều nên không cần viết chữ cũng chỉ là ngụy biện cho việc lười rèn luyện, thiếu tôn trọng người đọc. Học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, không thay thế hoàn toàn việc ghi chép truyền thống và cho tất cả mọi việc sau này trong cuộc sống. Vậy nên, việc rèn luyện nét chữ vẫn phải được coi trọng, hướng tới giá trị thẩm mỹ và hướng thiện trong tâm hồn chính người viết.

Trao đổi với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam về vấn đề luyện chữ, cô Nguyễn Như Quỳnh, giáo viên môn Văn tại Hà Nội nhận xét: “Khác với những yêu cầu về vở sạch chữ đẹp ở bậc tiểu học, ở cấp trung học cơ sở chỉ yêu cầu học sinh chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Tuy nhiên hiện nay, có một bộ phận khá lớn các bạn học sinh chữ viết rất khó đọc, chủ yếu phần vì các bạn không ý thức được chữ viết có tầm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của cá nhân, phần vì quãng thời gian học trực tuyến do dịch Covid-19 nên lâu ngày các bạn không cầm bút viết”.

Theo cô Quỳnh, luyện viết chữ ngoài việc giúp các con viết đẹp, còn mang lại cho trẻ đức tính kiên trì, cẩn thận, có tư duy thẩm mỹ, dần dần sẽ hình thành sự tự tin. Trong xã hội hiện nay, câu nói “Nét chữ nết người” vẫn được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể ví dụ với môn Ngữ Văn, các em học sinh có nét chữ đều đặn, ngay hàng, thẳng lối, rõ ràng đều là những học sinh có tư duy Văn học và sự cảm nhận tương đối tốt.

Tôi thường nói với các em học sinh rằng, cô không cần các con viết chữ đẹp, nhưng phải rõ ràng. Lý do thứ nhất, để rèn tính cẩn thận. Khi trưởng thành, ở bất cứ công việc nào, các con cũng ít nhiều cần đến chữ viết. Ngoài ra, chữ viết còn thể hiện tâm tính của một con người, rèn chữ là một biện pháp hữu hiệu nhất cho sự kiên trì thay đổi bản thân, hướng tới những thứ tốt đẹp.

Thứ hai, viết chữ rõ ràng để người đọc, nhất là người lớn tuổi dễ thấy, không hiểu nhầm và cũng là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác. Trong suốt 12 năm học, các em trải qua rất nhiều kỳ thi. Việc trình bày bài học, bài thi rõ ràng sẽ gây ấn tượng tốt đẹp với người chấm điểm hơn là một bài thi cẩu thả, không thể đọc ra con chữ”, cô Quỳnh bày tỏ quan điểm.

Nét chữ tạo nên nét đẹp văn hóa 

Trao đổi với PV Tạp chí Trẻ em Việt Nam, thầy Đào Duy Tuấn - Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả bản quyền Dạy - Học viết chữ Việt đẹp, nhận định: "Nền văn hóa của một dân tộc đó là ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc đó. Khi một dân tộc còn ngôn ngữ và chữ viết thì dân tộc đó vẫn duy trì được nền văn hóa của mình. Chữ viết là một biểu hiện của giá trị văn hóa đẹp, mà cái đẹp thì bao giờ cũng đáng quý, đáng trân trọng.

Ngay cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nga, Pháp,... vẫn luôn coi trọng việc viết chữ, nhờ đó họ vẫn duy trì bền vững nền văn hóa của mình. Bởi vậy, chữ viết thể hiện nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không bao giờ lỗi thời, lạc hậu".

Theo thầy Tuấn, "Nét chữ nết người" là rất đúng và phù hợp với tiến trình dạy cho trẻ em - đối tượng đang từng bước hoàn thiện nhân cách. Hiện nay, do ảnh hưởng công nghệ thông tin mà giới trẻ ngày càng sử dụng ngôn ngữ, chữ viết không nghiêm túc và chỉn chu, nếu tình trạng này còn kéo dài thì sớm muộn chữ viết của dân tộc sẽ ngày càng bị phai nhoà.

Quan điểm không cần phải viết chữ đẹp vì đã có công nghệ giúp đỡ là lệch lạc, bao biện và tiếp tay cho sự lười biếng. Khoa học, công nghệ ra đời để giúp công việc trở nên thuận tiện hơn, không nên vì sự thuận tiện của nó mà biến con người thành những cá thể lười nhác, ỷ lại.

snapedit_1692158309885
"Quan điểm không cần phải viết chữ đẹp vì đã có công nghệ giúp đỡ là lệch lạc, bao biện và tiếp tay cho sự lười biếng. Khoa học, công nghệ ra đời để giúp công việc trở nên thuận tiện hơn, không nên vì sự thuận tiện của nó mà biến con người thành những cá thể lười nhác, ỷ lại", thầy Đào Duy Tuấn - Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả bản quyền Dạy - Học viết chữ Việt đẹp cho biết.

Học sinh không cần viết chữ quá đẹp, theo kiểu "rồng bay phượng múa", nhưng rèn chữ cho trẻ vẫn là việc nên làm. Rèn viết chữ cũng chính là cách rèn luyện sự tập trung, sự khéo léo của bàn tay, tính cẩn thận và trách nhiệm, chăm chút cho từng nét chữ.

Đó không chỉ là sự coi trọng người đọc, mà còn làm nên nét đẹp trong "văn hóa viết". Việc luyện viết là để bồi dưỡng tâm hồn, đặc biệt phải bắt đầu ngay từ những nét chữ đầu đời.

thay Tuan 1

Bên cạnh sự nỗ lực của học sinh trong hành trình rèn luyện nét chữ, nết người thì các bậc phụ huynh, thầy cô cũng nên có cái nhìn khách quan, nhân văn, cởi mở về con chữ. Khi chấm bài, giáo viên không nên quá khắt khe, rập khuôn, nên nhìn một cách toàn diện khi đánh giá một trang vở.

Viết đẹp không chỉ nằm ở nét chữ, mà còn thể hiện ở sự say mê hay tinh thần cầu thị, tiến bộ của các con. Sau khi rèn chữ xong, không cần phải so sánh chữ với người khác, chỉ cần chữ của các con đẹp hơn chữ ban đầu chưa luyện thì đã là thành công của các con và người dạy rồi”, thầy Tuấn nhắn nhủ.

Gắn bó với nghề luyện nét chữ đã nhiều năm nay, thầy Dương Thanh Tuấn - cháu nội của cụ Dương Văn Khả - người từng dạy chữ cho vua Bảo Đại cho hay, việc luyện chữ cho trẻ không chỉ là cách rèn luyện tính cách, điều chỉnh hành vi, việc kiên trì ngồi luyện chữ, cho ra những trang vở sạch, mà chữ đẹp còn giúp học sinh gia tăng sự lạc quan, hãnh diện về bản thân và những kết quả tốt đẹp mình đã đạt được.

ong tuan 2

Thầy Tuấn chia sẻ: “Sau nhiều năm gắn bó với công việc luyện chữ đẹp, tôi nhận thấy, quan niệm "Nét chữ nết người" là có cơ sở thực tiễn. Trong quá trình rèn giũa cho hàng trăm, hàng nghìn học sinh, tôi nhận thấy học sinh viết chữ đẹp thường có tính cách cẩn thận, sự tập trung cao vì các em rèn luyện từ tháng này qua tháng khác, dần dần hình thành thói quen cẩn thận.

Tập viết chữ đẹp không đơn thuần là viết chữ, mà còn là bài học đầu tiên về lòng kiên trì, ý chí kiên định. Quan điểm này không bao giờ là lạc hậu và cần có sự duy trì”.

“Tôi luôn tôn trọng, khích lệ, động viên học sinh và các bậc phụ huynh đồng hành cùng con trong việc rèn luyện từng nét chữ. Bản thân học sinh cần nhận thức, viết chữ có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng, thói quen hữu ích nào trong cuộc sống”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận