06:05 23/01/2023

Học cách sơ cứu khi con bị hóc các dị vật vào ngày Tết

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Thạch rau câu, hạt mắc ca, hạt dẻ cười, hạt hạch nhân... là những món ăn được nhiều gia đình yêu thích và mua sắm vào dịp Tết, nhưng cũng là thủ phạm khiến trẻ bị sặc, nghẹn với tỷ lệ nhập viện cao... Nguy hiểm hơn, trường hợp trẻ bị hóc các dị vật, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu những dị vật này lạc vào đường thở

Thoải mái mua sắm những thực phẩm ngày Tết

Trong những năm gần đây, mỗi khi đến dịp Tết đến xuân về, con trẻ thường rất dễ bị ngạt bởi các loại thực phẩm được các bậc cha mẹ cho là không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Các loại dị vật trẻ gặp phải thường thấy là các loại hạt như: Hướng dương, hạt bí, hạt đậu... hoặc các loại đồ ăn khác như mứt, thạch rau câu viên.

Đáng lưu ý, khi trẻ bị hóc các loại dị vật này, phụ huynh thường không biết cách sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách khiến tai nạn ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn. Thông thường, trẻ bị hóc dị vật thường gặp ở độ tuổi khá nhỏ, khoảng từ 1-2 tuổi.

Chị Đinh Vũ Như Phương (Long Biên, Hà Nội) có con 1 tuổi cho biết: “Cứ đến dịp Tết hằng năm nhà mình sẽ mua những loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó đỏ, hạnh nhân, hạt điều,... của người quen bên Úc. Thạch nhà mình ít ăn nhưngvẫn phải mua vì nó là một món ăn vặt không thể thiếu vào dịp Tết. Hơn nữa, nhà mình thường phải đón tiếp nhiều khách mang theo trẻ con, nên chắc chắn mình sẽ chuẩn bị đầy đủ những đồ ăn vặt theo sở thích của chúng”.

Chị chia sẻ thêm: “Mình luôn để ý đến con khi cho con ăn thạch và các loại hạt vì mình biết đã từng có nhiều trường hợp trẻ em tử vong do nghẹn thạch và có rất nhiều những ca cấp cứu trẻ em bị hóc hạt và phải vào viện cấp cứu gắp dị vật.Vậy nên khi cho con ăn những món kể trên mình thường bẻ, dầm nhỏ đồ ăn ra giúp con dễ nhai và hạn chế nghẹn, hóc. Trong quá trình con ăn mình cũng phải theo dõi con cẩn thận để nếu không may có vấn đề gì còn xử trí kịp thời”.

cach xu ly khi tre bi hoc
Trẻ nhỏ vừa ăn vừa chơi đùa dễ bị hóc, sặc, nghẹn các loại thực phẩm.

Cha mẹ không nên lơ là trẻ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, những ngày trước tết, cha mẹ bận rộn nhiều việc nên số trẻ bị hóc dị vật nhập viện thường gia tăng. Phó giáo sư cảnh báo các bậc cha mẹ dù bận nhưng cũng đừng vì vậy mà để con mình ở nhà một mình với những đứa trẻ khác mà không có sự trông chừng của người lớn.

Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý tất cả những đồ vật mà trẻ có thể cho vào miệng thì đều có nguy cơ trở thành dị vật. Không chỉ riêng những loại trái cây mà tất cả đồ vật có thể đứt ra, rời ra đều có thể trở thành dị vật như cúc quần áo, trang sức của trẻ em.

Khi bị hóc dị vật trẻ sẽ có biểu hiện tức thì như khó thở, ho sặc sụa, nhiều trường hợp chỉ cần từ 5-6 phút sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Vậy nên, khi phát hiện trẻ bị sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), việc xử lý sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng.

Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý sơ cứu lấy dị vật ra ngoài đường thở cho trẻ. Bên cạnh đó, có những loại dị vật sẽ trở thành dị vật bỏ quên. Trẻ sẽ chỉ đơn thuần đến bệnh viện vì những bệnh cảnh như khò khè, viêm phổi nhiều lần. Tình huống này cũng gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp. 

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.

cach xu ly khi tre bi hoc

PGS Dũng khuyến cáo, để đề phòng những trường hợp đáng tiếc do hóc dị vật gây ra, tuyệt đối không vuốt xuôi, vì làm thế vô tình khiến dị vật chui sâu vào phổi khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Sau khi làm thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được, phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp. 

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.

Còn đối với trường hợp trẻ bị hóc thạch, vì đây là dị vật mềm nên dễ trôi và ôm khít lấy đường thở khiến trẻ ngạt thở nhanh chóng, thiếu oxy lên não. Khi đến viện, việc gắp dị vật khỏi đường thở cũng rất khó khăn bởi thạch trơn, dễ nát. Đó là lý do hầu hết các ca hóc thạch đều tử vong.

Do đó, trong việc phòng chống tai nạn hóc dị vật, vai trò của các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ rất quan trọng. Cha mẹ và người lớn cần có sự quan tâm, chăm sóc, tạo ra một không gian vui chơi an toàn cho trẻ, nhất là với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

PGS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý đến các bậc phụ huynh:

Đối với trẻ nhỏ đặc biệt từ 6 tháng đến 4-5 tuổi rất dễ bị hóc dị vật. Khi ăn uống nên cho trẻ ngồi một chỗ, không nên nô đùa, làm động tác có phản xạ khi ăn là biện pháp ưu tiên phòng ngừa hàng đầu, khuyến khích bé nhè ra nếu chẳng may bị hóc.

Đối với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, khi phát hiện bị hóc dị vật cần bế trẻ ôm vào trong bụng, lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận