15:57 15/12/2022

Những sai lầm của mẹ khiến trẻ bị gù lưng, vẹo cột sống quá sớm

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm vấn đề gù lưng, vẹo cột sống khi trẻ bước sang độ tuổi đến lớp. Thực tế, những thói quen tưởng chừng như vô hại của mẹ với bé ở độ tuổi sơ sinh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống sau này.

Độ tuổi từ sơ sinh tới 3 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển của bé nói chung và cho cột sống nói riêng, bởi 3 phần cong của xương sống đều hình thành trong giai đoạn này.

veo-cot-song

Giai đoạn 1: Xuất hiện vào 3 tháng đầu tiên sau khi sinh

Xương sống của trẻ sơ sinh tương đối mềm, thẳng tắp và không hề có đốt cong. Bắt đầu từ tháng thứ 3, phần cong của xương sống mới bắt đầu nhú lên, thông qua gáy và lưng tạo nên đốt cong thứ nhất hay chính là phần lồi trước xương cổ. Giai đoạn này, xương sống của trẻ đặc biệt “nhạy cảm” với những tác động từ bên ngoài (va đập mạnh, rung chấn…), nằm sai lệch tư thế đều có thể là nguyên nhân khiến xương trẻ bị cong vẹo.

Giai đoạn 2: Xuất hiện từ tháng thứ 6

Khi được 6 tháng, bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ, bởi đốt cong thứ hai ở cột sống ngực dần được hình thành.

Giai đoạn 3: Xuất hiện sau khi bé 1-3 tuổi

Bé 1 tuổi bắt đầu tập đi và hình thành đốt cong thứ ba của cột sống nằm ở phần xương thắt lưng. Phần xương eo sẽ lồi ra phía trước.

Xương sống của bé dưới 3 tuổi còn rất mềm và yếu ớt, đăc biệt là trước 6 tháng, xương sống chưa thể chống đỡ được trọng lượng cơ thể.

Vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý, tránh phạm phải những sai lầm thường gặp sau:

Bế bé sai tư thế

veo-cot-song-1

Nhiều bà mẹ có thói quen ôm con cả ngày không rời. Hành động này vô tình làm hại đến hệ xương của bé, gia tăng nguy cơ trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Ngoài ra, nhiều mẹ còn bế con thẳng người. Đây là một sai lầm rất lớn. Bởi khi trẻ mới sinh ra, phần cột sống còn khá mềm. Nếu cha mẹ bế con thẳng người quá sớm sẽ làm cột sống của trẻ bị đè nén và dẫn tới biến dáng. Ngoài ra, cổ của trẻ trong khoảng 1-2 tháng đầu đời rất yếu, không đủ sức nâng đỡ phần đầu. Nếu bế trẻ thẳng đứng trẻ làm tổn thương cả vùng cổ.

Cho con tập ngồi quá sớm

Cho con ngồi khi bé chưa sẵn sàng sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống. Lúc này, phần xương sống chưa đủ vững chắc để chống đỡ trọng lượng của cơ thể và dễ bị cong vẹo. Vì vậy cha mẹ nên "thuận theo tự nhiên", để trẻ tự do phát triển theo từng giai đoạn, phù hợp với thể chất của từng bé.

Cho bé ngồi xe đẩy quá sớm

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có phần cột sống khả yếu. Nếu cho bé ngồi xe đẩy quá sớm sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên cột sống. Khi đó, cột sống chưa đủ vững chắc nhưng đã phải chống đỡ trọng lượng của cơ thể. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ làm cột sống quả tải. Tương lai trẻ sẽ dễ bị gù lưng, cong vẹo cột sống từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Cho bé nằm võng thường xuyên

veo-cot-song-2

Người Việt có thói quen cho con ngủ võng, xem võng như “liều thuốc ru ngủ” hiệu quả để trẻ mau vào giấc. Tuy nhiên, việc nằm võng thường xuyên, nhất là cho trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng.

Điều này được lý giải là do bề mặt võng tạo đường cong chữ C nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn hết vào phần cột sống ở lưng. Trong khi đó, xương sống của bé còn rất mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên tình trạng cong vẹo cột sống lại càng dễ xảy ra hơn.

Mặt khác, khi nằm võng, toàn bộ khu vực lưng và lồng ngực của trẻ bị gập cong, gây nên tình trạng khó thở hơn so với khi nằm thẳng. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi cho trẻ sau này.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý:

– Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

– Mẹ chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

– Không cho trẻ ngủ võng khi chưa đủ 3 tháng.

 ​

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận