12:01 29/11/2022

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ em khi trưởng thành, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì.

Các nhà khoa học Anh đã phân tích 8 nghiên cứu liên quan đến khoảng 15.000 trẻ em từ 10 đến 19 tuổi, ở nhiều quốc gia về việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm chứa các hạt bụi mịn PM2.5 siêu nhỏ được tìm thấy trong khói thải ô tô và các hạt PM10 được tạo ra từ bếp đốt củi.

o-nhiem-khong-khi-anh-huong-den-suc-khoe-cua-tre
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Các nhà nghiên cứu kết luận, nếu trẻ em tiếp xúc với mức PM2.5 và PM10 cao trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành. Theo các nghiên cứu, vì kích thước rất nhỏ nên những hạt bụi mịn này có thể xâm nhập thẳng vào phổi và máu.

Sự tích tụ bụi mịn trong máu và phổi sẽ gây tổn thương niêm mạc, làm mạch máu cứng hơn. Tim khi đó sẽ cần hoạt động nhiều hơn để bơm máu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Điều này còn nghiêm trọng hơn đối với những trẻ em thừa cân, béo phì.

Không chỉ tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ, nhiều nghiên cứu cũng kết luận rằng không khí ô nhiễm chứa nhiều bụi mịn, trẻ em hít phải lâu ngày có thể khiến tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh hô hấp, rút ngắn tuổi thọ, chậm phát triển, ghi nhớ kém, tăng nguy cơ bị tự kỷ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 1,7 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm.

Trẻ em thừa cân và béo phì có huyết áp tăng gần gấp đôi so với trẻ em có cân nặng bình thường khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm ozone cao hơn, cũng xuất phát từ khói xe hơi và sulfur dioxide, chủ yếu được tạo ra từ quá trình đốt than.

Giáo sư Seeromanie Harding - Đại học King's College London, cho biết: “Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm nhiều hơn, vì chúng dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài để làm những việc như chơi bóng đá hoặc các môn thể thao khác, hoặc dành thời gian bên ngoài trung tâm mua sắm với bạn bè”.

Bằng chứng cho đến nay về việc ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào vẫn chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đánh giá khoa học mới bao gồm 5 nghiên cứu ở Đức, Hà Lan và Đan Mạch, nơi có mức độ ô nhiễm tương tự như Vương quốc Anh. Kết quả đối với khoảng 3.700 trẻ em ở độ tuổi 12, cho thấy những trẻ tiếp xúc với PM2.5 và PM10 ở mức độ cao hơn trong một năm hoặc lâu hơn có huyết áp tâm trương cao hơn đáng kể.

Đối với trẻ 12 tuổi, phơi nhiễm PM10 cao hơn trong một năm hoặc lâu hơn cũng có liên quan đáng kể đến huyết áp tâm thu cao hơn - con số cao hơn trong chỉ số huyết áp, cho thấy huyết áp trong động mạch khi tim đập.

80% thời gian của trẻ là ở nhà vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ. Vì vậy, bố mẹ trẻ cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà ở, giữ gìn không gian sống xanh, sạch sẽ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Nếu bắt buộc phải ra đường, trẻ nhỏ cần được trang bị khẩu trang ngăn bụi mịn và kính mắt. Như vậy, sẽ hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm. 

Các chuyên gia cảnh báo, trẻ em nên được khuyến khích đi bộ từ trường về nhà dọc theo những con đường yên tĩnh và trong sạch hơn, trong khi các trường học nên trồng nhiều cây xanh ở sân chơi để hấp thụ bụi ô nhiễm.

Theo Daily Mail

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận