10:39 15/10/2022

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An

Bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra khi trẻ đã bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước đó.

1. Viêm cầu thận cấp là gì?

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, viêm cầu thận cấp là một bệnh lý gây tổn thương thận cấp tính. Trên đối tượng trẻ em, nguyên nhân thường gặp là sau nhiễm liên cầu khuẩn.

Bệnh khởi phát đột ngột với phù toàn thân, tiểu ít, tiểu máu, tiểu đục, tăng huyết áp và có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận cấp, suy tim cấp, phù phổi cấp, phù não... nếu không được cứu chữa kịp thời. Mặt khác, nếu không được điều trị đúng cách, tổn thương thận kéo dài làm suy thận mạn về sau.

viem_cau_than
Viêm cầu thận cấp là một bệnh lý gây tổn thương thận cấp tính

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận cấp thường xảy ra khi trẻ đã bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước đó. Nguyên nhân là do cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém hoặc vệ sinh kém.

 Mắc viêm cầu thận cấp sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da như viêm da, chốc đầu, viêm họng, viêm amidan.

3. Nhận biết trẻ viêm cầu thận cấp

Trẻ bị viêm cầu thận cấp thường biểu hiện triệu chứng phù: khởi phát đầu tiên thường ở mí mắt, mặt, rồi tới mình mẩy, tứ chi. Có khi phù kín đáo, trẻ thấy nặng mặt hoặc mang giày dép thấy chật.

Trẻ tiểu ít, có thể tiểu đỏ (tiểu ra máu toàn dòng)

Trường hợp nặng hơn: trẻ than mệt, khó thở, nhức đầu nôn ói, hay co co giật do cao huyết áp

Khi trẻ có biểu hiện một trong các triệu chứng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến nhập bệnh viện có chuyên khoa nhi để được các bác sĩ thăm khám và làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

4. Chăm sóc trẻ bị viêm cầu thận cấp

Trẻ được nhập viện điều trị, nghỉ ngơi tại giường

Ăn lạt, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu

Uống thuốc theo toa bác sĩ (thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, hạ áp,…)

Trẻ được theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, cân nặng, các biến chứng cao huyết áp, phù phổi, co giật.

5. Theo dõi và tái khám

Khi tình trạng trẻ ổn định thường 1-2 tuần nằm viện, trẻ được cho xuất viện.

Phụ huynh lưu ý đưa trẻ tái khám: sau xuất viện 1 tháng, 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trẻ được thăm khám và kiểm tra nước tiểu.

6. Phòng ngừa bệnh

Dinh dưỡng nâng cao thể trạng trẻ.

Tiêm ngừa theo lịch lứa tuổi trẻ;

Vệ sinh cơ thể trẻ, môi trường xung quanh, tránh bị nhiễm trùng da;

Giữ ấm cho trẻ tránh bị viêm họng hay nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Nếu phát hiện và điều trị sớm, trẻ em mắc bệnh viêm cầu thận cấp có thể phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm cầu thận, cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận