13:22 05/11/2022

10 lý do khiến trẻ em khó ngủ, mẹ biết mẹo này cải thiện ngay lập tức

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Đối với các bậc cha mẹ, việc vật lộn cho con đi ngủ có thể mất đến hàng giờ đồng hồ. Thậm chí, với những trẻ em khó ngủ, cha mẹ phải thức dậy giữa đêm để dỗ con ngủ trở lại.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống như sức khoẻ tinh thần, hiệu suất học tập và làm việc của trẻ em và cả cha mẹ.

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về lý do tại sao những vấn đề về giấc ngủ của trẻ em lại xảy ra. Các nhà nghiên cứu giấc ngủ đã thu thập dữ liệu qua 30 năm khảo sát và đã xác định được 10 lý do lớn nhất mà những vấn đề về giấc ngủ này xảy ra đối với trẻ từ một đến 10 tuổi.

Tại sao trẻ em nảy sinh các vấn đề về giấc ngủ?

Sinh học 

Các chuyên gia đã xác định hai lý do khiến trẻ em mắc các vấn đề về giấc ngủ xuất phát từ đặc điểm sinh học, bao gồm tính cách và độ tuổi.

Tính cách là những nét đặc trưng riêng mà bạn thấy ở con mình. Những em bé có vẻ thích quấy khóc hoặc cáu kỉnh hơn có thể khó sẽ gặp khó khăn với sự thay đổi và không dễ dàng thích nghi. Những em bé có kiểu tính cách này rất dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ sau này.

Ngoài ra, khi lớn hơn, trẻ sẽ dần ít gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn do não bộ của chúng tốt hơn trong việc tự đưa ra phương pháp để dễ dàng đi vào giấc ngủ ban đêm. Dần dần chúng sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố bên ngoài như thói quen đi ngủ của mình trước đó.

Giấc ngủ trẻ em
Khi lớn hơn, trẻ sẽ ít gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn (Ảnh: Pixabay).

Tâm lý học 

Tâm lý của trẻ em cũng sẽ gây ra các vấn đề về rối loại giấc ngủ của trẻ. Các chuyên gia đã tìm thấy 3 lý do liên quan đến cách trẻ hành động và cảm nhận, cũng như 3 lý do liên quan đến sự tương tác giữa trẻ và cha mẹ với nhau.

Thứ nhất, chúng ta biết rằng, những đứa trẻ gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần khi còn nhỏ có xu hướng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ hơn và khả năng tiếp tục gặp vấn đề này trong cả thời thơ ấu - trừ khi có sự thay đổi. 

Sức khoẻ tinh thần bên trong và bên ngoài bao gồm 2 nhóm: Vấn đề bên trong (như lo lắng, trầm cảm) và vấn đề ngoại cảnh (rắc rối với việc tuân theo các quy tắc, sự tập trung). Các vấn đề bên trong có thể khiến trẻ khó ổn định, đi vào giấc ngủ do mức độ căng thẳng cao hơn. Các vấn đề bên ngoài có thể khiến trẻ khó tuân theo các quy tắc, thói quen hơn. Điều này khiến trẻ khó ngủ hơn.

Thứ hai, cách con cái, cha mẹ tương tác cũng rất quan trọng. Vào ban đêm, cha mẹ ở bên con cho đến khi con ngủ. Điều này có xu hướng khiến con khó ngủ. Cha mẹ trở thành người gợi ý cho con cái đi vào giấc ngủ. Vì vậy, khi một đứa trẻ thức dậy vào nửa đêm và không thấy bố hoặc mẹ có ở đó, việc ngủ lại sẽ rất khó.

Trẻ em
Những đứa trẻ có thói quen đi ngủ nhất quán có xu hướng ít gặp vấn đề về giấc ngủ hơn những đứa trẻ có thói quen không nhất quán (Ảnh: Pexels).

Vào ban ngày, những bậc cha mẹ không có những quy tắc, giới hạn giờ ngủ và khoảng thời gian ngủ,.. với con mình thường có xu hướng khiến trẻ khó ngủ hơn.

Họ sẽ gặp khó khăn trong việc khiến cho con họ có cùng một thói quen đi ngủ buổi trưa và buổi tối. Bên cạnh đó, sự nhất quán cũng rất quan trọng khi đi ngủ. Thói quen đi ngủ nhất quán giúp trẻ cảm thấy an toàn, ổn định, sẵn sàng đi vào giấc ngủ.

Môi trường xung quanh

Thứ nhất, sử dụng các thiết bị điện tử nhiều sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề về giấc ngủ hơn. Điều này đặc biệt đúng khi trẻ em sử dụng điện thoại, tivi, laptop... trong phòng ngủ hoặc gần giờ đi ngủ.

Do bức xạ sẽ ngăn cản melatonin (hormone ngủ) thực hiện công việc khiến chúng ta buồn ngủ. Nhưng đây không phải là toàn bộ lý do, đồ điện tử cũng có thể giúp đầu óc của trẻ tỉnh táo, đặc biệt nếu chúng đang chơi trò chơi hoặc xem một chương trình thú vị.

Trẻ em
Môi trường liên quan đến cách trẻ em và cha mẹ tương tác với thế giới xung quanh (Ảnh: Pixabay).

Thứ hai, những gia đình có thu nhập thấp hay trình độ học vấn thấp thì sẽ càng có nhiều trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Chúng phải sống trong những khu phố ồn ào hoặc cha mẹ phải thay đổi lịch làm việc thường xuyên. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như ánh sáng phòng ngủ và tiếng ồn hoặc xung đột giữa cha mẹ,..

Cha mẹ có thể giúp gì?

  • Giúp trẻ tự ngủ.
  • Xây dựng một thói quen đi ngủ rõ ràng và nhất quán.
  • Hạn chế đồ điện tử trong phòng ngủ và trước khi đi ngủ.
  • Đặt ra khoảng thời gian ngủ rõ ràng và phù hợp với độ tuổi của con bạn.

Những thay đổi này có thể dễ dàng thực hiện và có thể có tác động lớn đến giấc ngủ của con bạn.

Theo The Conversation

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận