15:23 07/11/2022

5 điều cha mẹ vô tình phá huỷ cảm giác an toàn của trẻ

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam An An

Cảm giác an toàn liên quan tới chỉ số hạnh phúc của một đứa trẻ. Nếu trẻ thiếu cảm giác an toàn, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình lớn lên của trẻ.

Trẻ em sinh ra vốn đã thiếu an toàn, đặc biệt nếu cha mẹ thường xuyên làm 5 điều này thì càng có khả năng phá hủy cảm giác an toàn của con cái.

b7fa7b82129a4a958d05f566dc6e148e

1. Nhu cầu của trẻ không được đáp ứng

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ em được sinh ra với tình cảm gắn bó sâu sắc với mẹ.

Trong giai đoạn này, những nhu cầu khác nhau của trẻ được đáp ứng kịp thời, mẹ sẽ đáp ứng một cách tích cực, khi đó trẻ sẽ có cảm giác an toàn. Ngược lại, nếu mẹ không đáp ứng nhu cầu của trẻ, phớt lờ, thậm chí bỏ qua thì khi lớn lên trong tiềm thức của trẻ cũng sẽ nảy sinh tâm lý bất an.

2. Cha mẹ không có thời gian bên con

Ngày nay, cuộc sống của con người chịu nhiều áp lực, nhiều bậc cha mẹ trẻ công việc bận rộn đã sớm đưa con đến nhà trẻ hoặc gửi ông bà chăm sóc hộ.

Ví dụ, đồng nghiệp An An, khi con chị được hai tuổi chị đã gửi con về nhà bà ngoại ở quê. Tuần đầu bé khóc thút thít vì không được gặp mẹ hàng ngày, về sau bé dần thích nghi với môi trường mới và nín khóc.

Sau một năm xa cách, An An đưa con trai về, lúc này cô thấy cậu con trai hay cười, lanh lợi, nhưng lúc nào cũng nhõng nhẽo đòi bà ngoại, và hay trốn sau lưng người lớn.

Cái giá này thật là quá lớn đối với An An, bởi trong một năm qua, cảm giác an toàn của đứa trẻ đã mất đòi hỏi cô ấy phải dành gấp đôi, thậm chí nhiều hơn nữa sức lực và thời gian để bù đắp cho con trai mình.

3. Bất hòa giữa cha mẹ

f3f67aef2a4e4b13af0e7de86ea078f1

Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của người lớn. Không khí gia đình hòa thuận hay căng thẳng, con cái đều có thể cảm nhận được. Vì vậy, nếu người lớn trong gia đình thường xuyên cãi vã, nhất là trước mặt trẻ thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến trẻ và phá hủy cảm giác an toàn của trẻ. Ngay cả khi đứa trẻ không thể hiểu những gì người lớn đang tranh cãi, điều đó không có nghĩa là đứa trẻ không thể cảm nhận được điều đó.

Dần dần, những cuộc cãi vã của cha mẹ là một cơn ác mộng đối với con cái.

Con cái không khỏi băn khoăn không biết mình đã làm gì sai khiến cha mẹ cãi nhau, và thường lo lắng rằng cha mẹ sẽ xa cách nhau, sẽ bị bỏ rơi lúc nào không hay.

Nếu trẻ sống trong bầu không khí căng thẳng như vậy trong thời gian dài, chúng sẽ giống như đi trên lớp băng mỏng, khó cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn.

4. Cha mẹ quá kiểm soát con cái

Cha mẹ kiểm soát không phải là điều hiếm gặp trong cuộc sống, việc kiểm soát này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin của trẻ, phá hủy cảm giác an toàn của trẻ, khiến trẻ mất dũng khí cố gắng và trở nên rụt rè, nhút nhát và thu mình lại.

Cha mẹ cần tôn trọng mong muốn của con cái, sự tôn trọng này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình xứng đáng, có quyền tự chủ cuộc sống của mình và có quyền quyết định những gì mình làm và những gì mình không làm. Là cha mẹ, chúng ta cần quan tâm đến con cái, nhưng chúng ta không thể đưa ra quá nhiều quyết định cho con cái.

15c01984b4194fe595110d21b85920fb

5. Cha mẹ bảo vệ quá mức

Mẹ của Minh Minh rất cẩn thận trong cuộc sống, từ 6-7 tháng tuổi, chị sẽ bế Minh Minh quanh nhà tránh những vật dụng nguy hiểm, chẳng hạn như nước nóng trên bàn, các thiết bị điện bị hở và các dụng cụ sắc nhọn. Chị cũng yêu cầu Minh Minh phải ở nhà mọi lúc, không được phép đi đâu. Thỉnh thoảng ra ngoài, chị cũng ôm chặt con và không cho con chơi với những đứa trẻ khác, vì sợ bị lây vi khuẩn.

Việc giáo dục và bảo vệ an toàn cho trẻ là rất quan trọng, đặc biệt đối với một số thứ nguy hiểm như nước sôi, điện, cha mẹ cần dặn con tránh xa. Nhưng bảo vệ quá mức sẽ phá hủy cảm giác an toàn của trẻ.

Đồng thời, bảo vệ trẻ quá mức và không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác sẽ dẫn đến khoảng cách trong giao tiếp xã hội. Vì vậy, khi trẻ thực sự cần tiếp xúc với mọi người, do không có giai đoạn đệm, chắc chắn đứa trẻ sẽ phải chịu một tác động lớn, tác động này đủ để phá hủy cảm giác an toàn của trẻ và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Theo Sohu

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận