12:15 17/09/2022

Các loại thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi đói

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Tâm An (t/h)

Khi đói, trẻ không được ăn một số loại thực phẩm, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của các bé.

chuoi1-16341869574602070184903

Quả chuối

Trong thành phần của quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C tốt cho quá trình trao đổi chất và sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.

Tuy nhiên, ăn chuối khi đang đói sẽ làm cho hàm lượng magiê tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thể lúc đói cũng sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày của trẻ.

Khoai lang

Khoai lang là một thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, chứa nhiều tinh bột, cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể. Nhưng bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đang dói bởi dễ gây tổn thương niêm mạch dạ dày không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong thành lang có chứa nhiều chất kích thích men tiêu hóa của dạ dày khiến cho trẻ cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…

images2404714_1

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Các loại sữa nói chung, bao gồm cả sữa đậu nành, sữa chua đều có hại khi trẻ đang đói. Lúc này, cơ thể sẽ tăng nhiệt lượng, gây buồn ngủ, mệt mỏi và dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cách uống sữa hiệu quả nhất là kết hợp cùng bữa hoặc các thực phẩm có chứa tinh bột. Hoặc bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua sau khi ăn 2 tiếng hoặc trước khi ngủ, vừa tăng cường miễn dịch mà còn bổ sung thêm nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

d2422064-6d65-4de5-9f3f-ba2dfa3f438d-1417400724654

Trái cây có vị chua

Trong cam, chanh, bởi… có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid… nên khi cho trẻ ăn lúc đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Thêm vào đó chúng còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.

Quả hồng và cà chua

Trong quả hồng, cà chua có rất nhiều nhựa, axít tannic, những chất này gây ra phản ứng hóa học với dạ dày, dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Nên ăn gì khi đói?

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn yến mạch, kiều mạch, bột ngô, trái cây tươi (trừ những loại được liệt kê ở trên) hay trứng... 

qua-trung-hap-co-khac-gi-so-voi-trung-luoc-thong-thuong-1

Theo Ths.BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng.

Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, vitamin A, kẽm…

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. 

Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:

- Trẻ 6 -7 tháng tuổi: một nửa lòng trứng gà/bữa, 2 -3 lần/tuần.

-Trẻ 8 -12 tháng tuổi: 1 lòng đỏ/bữa, 3 - 4 bữa trứng 1 tuần.

- Trẻ 1 -2 tuổi: 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận