06:29 30/04/2024

Dạy điều gì cho trẻ em để ngăn chặn nguy cơ bị xâm hại?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Lại Cường

Mặc dù có Luật Trẻ em và từ Trung ương đến địa phương đều chỉ đạo quyết liệt bảo vệ trẻ em, nhưng vẫn xảy ra những vụ xâm hại đau lòng.

Thời gian qua, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục xảy ra ngay ở trường học hoặc hàng xóm, người thân. 

Hàng loạt vụ án đau lòng

Vào tháng 4 vừa qua, câu chuyện bé gái 12 tuổi ở tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) nghi bị hàng xóm xâm hại dẫn đến mang thai gây xôn xao dư luận. Cô bé này mới chỉ học hết cấp 1, được chỉ định mổ đẻ ở tuần thứ 38 vào chiều ngày 17/4 vừa qua.

Bố bé gái cho biết nhận thấy điều bất thường của con vào tháng 1. Sau đó, ông cho con đi kiểm tra và phát hiện bé gái đã mang thai tháng thứ 6. Ông gặng hỏi và được con kể đã bị hàng xóm xâm hại rất nhiều lần vào những lúc mọi người đi vắng.

ttxvn-1804begaimangthai-1838[1]
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại ở Thanh Trì. Ảnh: TTXVN

Người bố sốc khi kẻ con gái nhắc tới lại là hàng xóm thân thiết, thậm chí từng giúp ông chăm sóc, bế ẵm khi con còn bé. Hiện lực lượng chức năng đã khởi tố vụ án, lấy mẫu ADN để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, có nhiều vụ án tương tự xảy ra, phần lớn trường hợp trẻ bị xâm hại bởi chính những người thân quen. Nhiều nhất là hàng xóm, cha dượng, thậm chí một số trường hợp thủ phạm là ông, cha đẻ…

Cũng trong tháng 4/2024, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Ngô Minh Đức (50 tuổi) về tội giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

bt1-5799[1]
Đối tường Ngô Minh Đức. Ảnh: Báo Lào Cai

Trước đó, Công an xã Thái Niên nhận được đơn trình báo của ông C.M.K về việc con gái ông hiện 15 tuổi mang thai. Sau khi gặng hỏi, cô bé cho biết bị Ngô Minh Đức xâm hại nhiều lần. Gia đình ông K. đã đề nghị công an điều tra làm rõ, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Tại cơ quan điều tra, Ngô Minh Đức cũng khai nhận từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2024 đã thực hiện quan hệ tình dục với bé gái tổng cộng 11 lần dẫn tới việc cháu mang thai. Đến ngày 12/4, cơ quan công an đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Đức.

Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng để điều tra về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, quy định tại Điều 142, BLHS năm 2015.

Trước đó, ngày 15/4, Phòng CSĐT Công an tỉnh Kon Tum tiếp nhận đơn trình báo của gia đình cháu A. (SN 2011,  trú tại tỉnh Kon Tum, tên nạn nhân đã được thay đổi) tố giác về việc bị 3 đối tượng xâm hại tình dục.

khoi-to-3-doi-tuong-ham-hiep-be-gai-chua-day-13-tuoi[1]
Nạn nhân và gia đình đến cơ quan Công an trình báo sự việc. (CA. KT).

Vào cuộc điều tra, cơ quan Công an xác định, khoảng đầu tháng 3/2024, thông qua mạng xã hội Facebook, cháu A. có quen biết, trò chuyện với đối tượng H. (SN 2009, trú cùng địa phương).

Đến ngày 29/3, khi H. cùng 2 đối tượng khác là M. và Đ. (cùng SN 2009, cùng trú tại địa phương) đang ở nhà H. Lúc này, H. nhắn tin cho cháu A. rủ cháu lên nhà H. chơi.

Ngay khi cháu A. đến nơi, các đối tượng đã kéo bé gái này vào trong nhà rồi thay nhau thực hiện hành vi đồi bại. Tại thời điểm bị các đối tượng thực hiện hành vi giao cấu, cháu A. chưa đủ 13 tuổi.

Ngay sau khi tiếp nhận trình báo, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Kon Tum) đã nhanh chóng tổ chức điều tra xác minh, tiến hành lấy lời khai của các đối tượng.

Căn cứ những tài liệu thu thập được, đến nay Phòng Cảnh sát hình sự đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng trên để điều tra về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”

Dạy trẻ em làm gì trước nguy cơ xâm hại?

Cô giáo Đỗ Thu Hiền Giám đốc Trung tâm Khoa học - Giáo dục và Môi trường Quốc gia chi nhánh Quảng Ninh cho rằng, những vụ việc đau lòng từ việc trẻ bị xâm hại, lạm dụng, sinh con ở tuổi vị thành niên trở thành nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ, gây hoang mang cho xã hội. Và hơn hết những đứa trẻ sau đó còn chịu những sang chấn tâm lý, ảnh hưởng cuộc đời về sau.

Toàn xã hội cần phải lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại tình dục trẻ em và phải bị xử lý nghiêm khắc theo luật pháp.

Việc lên án công khai và quyết liệt là cần thiết để làm rõ sự nghiêm trọng của vấn đề này và gửi thông điệp rõ ràng rằng xã hội không chấp nhận bất kỳ hành vi xâm hại trẻ em nào. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc bảo vệ trẻ em và ngăn chặn những hành vi xâm hại.

Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và an toàn cho trẻ em.

Vì vậy, việc lên án không chỉ là một tuyên bố mà còn phải có những hành động cần thiết để bảo vệ những người yếu thế và nâng cao nhận thức của cha mẹ và chính các em.

431924117_2859962420810589_5888707790236035556_n
Cả xã hội cần vào cuộc chung tay bảo vệ trẻ em. Ảnh: TH

Theo cô giáo Đỗ Thu Hiền, để chống lại nguy cơ xâm hại từ những người xấu, gia đình và nhà trường cần trang bị cho trẻ em một số kỹ năng quan trọng.

Đây là những kỹ năng bảo vệ và tự vệ cơ bản mà các bậc phụ huynh và cộng đồng cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ em phát triển:

Kiến thức về cơ thể và sự phát triển: Trẻ em nên được giáo dục về cơ thể của mình và quá trình phát triển sinh lý. Kiến thức này giúp trẻ hiểu về sự thay đổi của cơ thể trong quá trình lớn lên và nhận biết những biểu hiện bất thường có thể xảy ra.

Tự tin trong giao tiếp: Trẻ cần được khuyến khích phát triển kỹ năng giao tiếp tự tin. Khi trẻ có thể tự tin diễn đạt ý kiến và cảm xúc của mình, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc nói ra những điều không thích hoặc cảnh báo về những tình huống đáng ngờ.

Biết cách xác định và bảo vệ giới hạn cá nhân: Trẻ cần được dạy cách xác định và bảo vệ giới hạn cá nhân. Họ cần biết rõ những hành vi nào là không thích hợp và có quyền từ chối hoặc rút lui khỏi những tình huống không an toàn.

Học cách đề phòng và phản ứng đúng: Trẻ cần được dạy cách đề phòng và phản ứng đúng khi gặp phải những tình huống đáng ngờ. Đây có thể là việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn tin cậy, từ chối tham gia vào những hoạt động không an toàn, và biết cách báo cáo về những tình huống nguy hiểm.

Giáo dục về sự tôn trọng và sự đồng ý: Trẻ cần được dạy về sự tôn trọng và giá trị của sự đồng ý. Họ cần hiểu rõ rằng chỉ có sự đồng ý rõ ràng từ phía đối tượng mới làm cho một hành động là hợp lý và an toàn.

Tìm hiểu về quyền của mình: Trẻ em nên được biết về quyền của mình và quyền lợi bảo vệ trẻ em. Điều này giúp trẻ tự tin hơn trong việc bảo vệ bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Tạo mối liên kết tin cậy với người lớn: Quan hệ tốt đẹp và sự tin tưởng giữa trẻ em và người lớn là rất quan trọng. Trẻ cần biết rằng họ có thể luôn tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ người lớn trong trường hợp cảm thấy bị đe dọa hoặc bất an.

Các kỹ năng này không chỉ giúp trẻ em phòng ngừa xâm hại mà còn giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của họ.

Quan trọng hơn nữa là cần có sự hỗ trợ chặt chẽ từ phía gia đình, giáo dục và cộng đồng để đảm bảo an toàn và bảo vệ cho tương lai của những đứa trẻ.

Việt Nam có tới 17 cơ quan liên quan đến bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, những vụ việc xâm hại trẻ em vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Đặc biệt trong giai đoạn những năm 2020-2021, số vụ việc xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2019-2020 tăng lên cả về số vụ, số đối tượng và số trẻ em bị xâm hại, đáng chú ý là những vụ việc liên quan đến hành vi giao cấu với trẻ đủ từ 13 - dưới 16 tuổi và hiếp dâm trẻ em đều tăng tương đương 13% và 20%.

(Theo Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội)

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận