09:43 02/11/2022

Học cách kiên nhẫn khi con không nghe lời cha mẹ

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Có phải gần đây bạn đang cảm thấy bản thân mất đi sự bình tĩnh với con mình? Với bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chìa khoá giúp bạn kiên nhẫn hơn trong mọi vấn đề với con trẻ.

Có vô vàn nguyên nhân khiến cha mẹ tức giận, tâm trạng lên xuống bất thường như: Con bày đồ chơi lộn xộn, đề nghị triền miên... Điều đó còn trầm trọng hơn khi vào thời điểm đại dịch. Cha mẹ căng thẳng về mọi thứ, thiếu ngủ và có rất ít thời gian ở một mình. Đó là cách những cơn thịnh nộ của cha mẹ hình thành.

Nhà tâm lý học Christopher Willard, PsyD kể, con anh ấy xuất hiện trong các buổi hội thảo trực tuyến do chính anh tổ chức và con út của anh đi lang thang trong một buổi trị liệu. Khoảng thời gian nghỉ ngơi không còn khiến bản thân anh càng thêm căng thẳng.

Vì vậy, nếu muốn kiên nhẫn hơn với con trẻ, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ cách kiểm soát hành vi, làm dịu đi cơn giận của mình. 

Học cách kiên nhẫn khi con trẻ không nghe lời cha mẹ 1
Phụ huynh hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu những hành động ở trẻ (Ảnh: Raymond Forbes Photography/Stocksy United).

Thay đổi suy nghĩ của trẻ

"Những đứa trẻ của bạn cũng có thể bị căng thẳng, lo lắng, hành vi cáu kỉnh của chúng là cách để tìm kiếm sự yên tâm. Điều bạn cần làm là cho con biết rằng, bất chấp những sự thay đổi đột ngột, mọi thứ sẽ ổn, bạn vẫn ở đó và sẽ yêu thương, bảo vệ chúng", Shelley Davidow, một giáo viên lâu năm và là tác giả cuốn “Nuôi dạy trẻ chống căng thẳng” cho hay.

Davidow gợi ý, cha mẹ và con cái nên dành ra 20 phút cùng nhau chơi trò chơi, vẽ tranh hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động ngoại khoá nào giúp cả hai “thoát khỏi căng thẳng”.

Điều chỉnh cảm xúc

Tracy L. Daniel, Tiến sĩ tâm lý học và là tác giả cuốn sách “Chánh niệm cho trẻ em” đưa ra quan điểm: “Khi bạn kết nối nhiều hơn với cảm xúc của mình, bạn có thể có những cách phản ứng với con cái tốt hơn". Chỉ cần dành vài phút trong ngày để thực hiện những việc sau:

  1. Nhắm mắt lại.
  2. Đặt một tay lên bụng và tay kia lên tim.
  3. Để ý nhịp tim, hít vào và thở ra.
  4. Kiểm tra cẩn thận cơ thể của bạn để tìm kiếm bất kỳ cảm giác nào.
  5. Cuối cùng, hãy mở mắt và để ý xem bạn cảm thấy thế nào.

Loại bỏ sự tiêu cực 

Clarke-Fields cho biết, để chống lại phản ứng căng thẳng của cơ thể (tăng huyết áp, căng cơ) và thừa năng lượng gây ra những cảm xúc tiêu cực, hãy lắc nhẹ tay, cánh tay và chân của bạn. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên hít thở sâu. Điều này sẽ giúp làm dịu thần kinh và cơ thể.

Thư giãn cùng con 

Willard, tác giả của cuốn “Nâng cao khả năng phục hồi” cho biết, thư giãn sẽ tạo cơ hội kết nối với con bạn và làm giảm sự căng thẳng của cả hai. Ông nói, chẳng hạn, bạn có thể thực hiện một hoạt động đơn giản cùng con như: Nằm trên võng, khám phá khu vườn, đi dạo trong bữa trưa hoặc thư giãn vào buổi tối.

Thay đổi quan điểm

Tiến sĩ tâm lý học Eileen Kennedy-Moore đồng ý với quan điểm rằng, những câu chuyện mà chúng ta tự kể về hành vi sai trái của con mình có thể khiến chúng ta thêm tức giận. Do đó, hãy thử những phương pháp thay đổi quan điểm này:

  1. Chuyển “Tôi thật thất bại khi không giúp được gì cho con khi làm cha mẹ” thành “Tôi đang học mỗi ngày và con tôi cũng vậy”.
  2. "Các con tôi làm điều này bởi vì không tôn trọng tôi!" thành "Các con đang kiểm tra sự kiên nhẫn của tôi".
  3. "Con không quan tâm đến bất kỳ ai ngoài bản thân mình" thành "Con đang thất vọng và buồn chán vì đã lâu không được ra ngoài".
Học cách kiên nhẫn khi con trẻ không nghe lời cha mẹ 2
Thay vì nghĩ rằng "các con làm điều này bởi vì không tôn trọng tôi", hãy nghĩ "các con đang kiểm tra sự kiên nhẫn của tôi" (Ảnh: Healthline).

Giải quyết vấn đề

Khi con làm sai, hãy cố gắng mỉm cười trước một số tình huống căng thẳng hoặc thậm chí một số thất bại của con như điểm thấp, làm vỡ chén,... Điều đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, trong những tình huống đó, hãy để con bạn tự tìm cách giải quyết vấn đề. Con sẽ có nhiều khả năng hợp tác với cha mẹ hơn khi đó là các giải pháp mà chúng đề xuất.

Chia sẻ với những cha mẹ khác

Pearlman cho rằng, để không còn cảm giác như bạn đang “làm cha mẹ một mình”, hãy tìm ít nhất một người bạn để thường xuyên nhắn tin, chia sẻ về cảm giác của bạn và những gì bạn đang gặp phải. Nếu bạn có một người bạn trong một tình huống giống hệt, hãy hỗ trợ nhau trong việc giữ bình tĩnh.

Điểm mấu chốt

Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc khi cảm thấy khó khăn. Có rất nhiều chiến lược hiệu quả như trên mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống. Cuối cùng, hãy cố gắng kiên nhẫn hơn với các con. Một chút mềm mỏng sẽ mang lại hiệu quả hơn là nổi giận. 

Theo Healthline

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận