07:44 03/12/2022

Việc được tự chọn quần áo có thể làm thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Hành động đơn giản như để trẻ chọn một con đường khác khi đi bộ từ công viên về nhà hoặc để con tự chọn quần áo có thể tạo nên sự khác biệt hoàn toàn cho thế giới của một đứa trẻ.

Não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn trong 5 năm đầu tiên so với bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Vì vậy, điều quan trọng đối với nhà giáo dục và cha mẹ là phải thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ khám phá sự tò mò và sáng tạo.

Guardian khuyến khích học tập dựa trên chơi các trò chơi để kích thích trí tò mò của trẻ em và xây dựng sự tự tin cho chúng, cho phép chúng nhìn thế giới qua lăng kính vô tận.

Mục đích chính là để phát triển các kỹ năng giúp con em chúng ta phát triển, bao gồm tính sáng tạo, đổi mới, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.

“Sáng tạo là phát minh, thử nghiệm, phát triển, chấp nhận rủi ro, phá vỡ quy tắc, phạm sai lầm và tận hưởng niềm vui”, Mary Lou Cook chia sẻ.

Guardian-Childcare-123edit-copy-e1596776544453
Việc học không dừng lại khi một đứa trẻ rời khỏi lớp học (Ảnh: Guardian).

Vì vậy, làm thế nào các bậc cha mẹ, cũng như là hình mẫu của trẻ, có thể hỗ trợ sự sáng tạo và trí óc tò mò của chúng trong những năm đầu đời?

Dưới đây là 8 cách mà bạn có thể hỗ trợ sự tò mò và sáng tạo của con mình mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng trẻ luôn quan sát

Trẻ em bẩm sinh đã tò mò và dành mọi khoảnh khắc để quan sát, học hỏi và cố gắng hiểu thế giới xung quanh. Chúng cũng luôn quan sát các hành động của cha mẹ và người chăm sóc.

Trong một bài báo viết cho Very Well Mind, Kendra Cherry, MS, giải thích: “Khi trẻ tương tác với thế giới xung quanh, chúng liên tục bổ sung kiến ​​thức mới, tập hợp các kiến thức mới và cũ, điều chỉnh những ý tưởng đã có, sau khi tiếp thu thông tin mới”.

Khơi dậy sự tò mò trong cuộc trò chuyện

Tất cả chúng ta chắc hẳn đều đã từng được hỏi câu: “Tại sao bầu trời lại có màu xanh?”. Việc nhanh chóng đưa ra lý do có thể rất hấp dẫn, nhưng vì trẻ em không học chỉ bằng cách được người lớn chỉ bảo, nên chúng ta cần chọn một con đường khó đoán hơn.

Theo Tiến sĩ KH Kim, trong một bài báo cho The Creativity Post, cách đặt câu hỏi “giúp trẻ em phát triển niềm đam mê học tập sau này và tạo ra cho chúng sự hiếu kỳ trong việc khám phá bản thân”.

Một số cách bắt đầu cuộc trò chuyện khơi gợi trí tò mò:

“Mẹ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu…”

"Hãy cùng tìm hiểu…"

“Chúng ta có thể làm theo cách này không…?”

"Tại sao con nghĩ rằng…?"

Hãy để con bạn kiểm soát

Không thể phủ nhận rằng, nền tảng và thói quen cực kỳ có lợi cho não bộ đang phát triển, nhưng chúng cũng chỉ có một số ưu điểm nhất định. 

Hành động đơn giản như để trẻ chọn một con đường khác khi đi bộ từ công viên về nhà hoặc để con tự chọn quần áo có thể tạo nên sự khác biệt hoàn toàn cho thế giới của một đứa trẻ.

Cho trẻ thấy sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ giúp trẻ hiểu được cảm giác tự chủ và cá tính của bản thân, chúng sẽ biết rằng, cách nhìn nhận và suy nghĩ độc đáo của chúng sẽ được ủng hộ.

Tạo không gian gây sự tò mò

Mặc dù trẻ em vốn tò mò và sáng tạo, nhưng chúng cũng cần không gian và cơ hội để thúc đẩy nó. Mỗi trung tâm chăm sóc trẻ em đều được thiết kế với môi trường để trẻ em khám phá và học hỏi dựa trên sở thích cá nhân của chúng.

Có thể dễ dàng nhân rộng các hoạt động này ở nhà bằng cách cho trẻ xem các vật như các khối xếp hình, vật dụng nghệ thuật và các nguồn thông tin mở, để trẻ thể hiện bản thân thông qua những món đồ này. 

Ngôi nhà của bạn có thể sẽ trở nên bày bừa, nhưng những cuộc trò chuyện và bài học sau đó sẽ là vô giá!

Giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh

Tương tác với đa dạng các nhóm hỗ trợ sự tò mò và lòng trắc ẩn của trẻ em. Ở các nhóm có độ tuổi khác nhau, trẻ nhỏ hơn được hưởng lợi từ các bài học tích cực của trẻ lớn hơn. 

Đồng thời, những đứa trẻ lớn hơn đáp ứng được kỳ vọng của những đứa trẻ nhỏ hơn, chúng sẽ cảm thấy có trách nhiệm và tạo ra cơ hội để chia sẻ và sử dụng kiến ​​thức chuyên môn của chúng.

Cha mẹ và các nhà giáo dục nên chia sẻ các vật dụng truyền thống với trẻ em. Điều này được thực hiện trong khi khám phá các ngày lễ, món ăn, bài hát và sách văn hóa khác nhau.

Tiếp xúc với nhiều lứa tuổi cũng là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng trí tò mò và óc sáng tạo của trẻ. Cho dù chúng đang tương tác với anh chị, họ hàng, bạn bè hoặc bạn cùng lớp, trẻ em trở nên tò mò khi thường xuyên chơi với những người ở các độ tuổi khác nhau.

0I0A5840-1
Tương tác với đa dạng các nhóm hỗ trợ sự tò mò và lòng trắc ẩn của trẻ em (Ảnh: Guardian).

Khám phá thế giới xung quanh

Khám phá thế giới xung quanh không chỉ mang lại vô số cơ hội học tập mà còn khơi dậy các cuộc trò chuyện.

Việc mạnh dạn khám phá thế giới giúp trẻ hình thành cá tính và cảm thấy mình là một phần của cộng đồng, đồng thời thúc đẩy xu hướng sáng tạo và tò mò.

Chơi cùng cha mẹ 

Con người là những sinh vật có tính xã hội cao và nhu cầu giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động từ khi còn nhỏ. 

Là người lớn, chúng ta thường được mời tham gia vào thế giới tưởng tượng của trẻ em và đi theo sự dẫn dắt của các con.

Thay vì cố gắng thay đổi hoặc đặt câu hỏi về tính xác thực, việc chúng ta tôn trọng bước vào thế giới trẻ tưởng tượng ra có thể là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời.

Khi chúng ta tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ hỗ trợ và tin tưởng với trẻ thì ý kiến ​​đóng góp và hỗ trợ của chúng ta có thể giúp trẻ em học hỏi và phát triển.

GuardianELC-18-copy
Thay vì cố gắng thay đổi hoặc đặt câu hỏi về tính xác thực, việc tham gia vào thế giới tưởng tượng của trẻ có thể là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời (Ảnh: Guardian).

Luyện tập (và kiên nhẫn) tạo nên sự hoàn hảo

Hỗ trợ sự sáng tạo và trí tò mò ở trẻ em không cần quá phức tạp. Thông qua các hoạt động đơn giản hàng ngày, cả tình cờ và có kế hoạch, bạn có thể hỗ trợ con mình trong hành trình học tập và phát triển trong suốt thời thơ ấu của chúng.

Một số cách thú vị và đơn giản từ nướng bánh cùng nhau, làm vườn hoặc thu thập thư, những công việc thường được coi là của người lớn, thực sự được coi là trải nghiệm học tập thú vị và hấp dẫn để con bạn tham gia.

Theo Guardian

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận