14:38 02/12/2022

Hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Quốc Anh

Ngày 2/12, tại TP Đà Nẵng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tập huấn Bảo bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, giai đoạn 2021-2025.

Tại hội nghị, gần 100 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí khu vực miền Trung-Tây Nguyên được các báo cáo viên đến từ Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ một số nội dung về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em; những quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; một số chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về đăng,…

cuc bao chi
Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” (Ảnh: Thuỳ Trang, báo Lao động).

Tại Hội nghị, bà Mai Hương Giang - Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh, báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền các vấn đề về trẻ em trên môi trường mạng. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả này, đội ngũ những người làm báo cần được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em; tích cực chia sẻ các giá trị đạo đức trong truyền thông, góp phần giúp đỡ trẻ em tránh bị xâm hại trên môi trường mạng.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, khảo sát mới đây cho thấy trung bình trẻ em thường sử dụng từ 5-7 tiếng/ngày vào mạng xã hội.

Bà Nga cho biết, thông qua tổng đài 111, từ năm 2021 đến tháng 7/2022, có 688 cuộc gọi đề nghị được tư vấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; cách sử dụng internet tương tác an toàn; tư vấn khi trẻ bị dụ dỗ.

phong vien
Phóng viên các cơ quan báo chí tại Đà Nẵng tham dự tập huấn (Ảnh: Thuỳ Trang, báo Lao động).

Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, tại Việt Nam, có 1% trẻ em bị dụ dỗ gửi ảnh, video về bộ phận nhạy cảm; 0,2% trẻ em bị dụ dỗ cho tiền/quà để đổi lấy video, hình ảnh nhạy cảm; 0,3% trẻ em bị dụ dỗ cho tiền/quà để thực hiện hành vi tình dục; 1% trẻ em bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm mà không có sự đồng ý; 2% trẻ em bị yêu cầu trò chuyện tình dục.

“Hầu hết trẻ em bị xâm phạm trên không gian mạng đều không tiết lộ ai là thủ phạm. Trong những trẻ tiết lộ đa số đều nói rằng thủ phạm là người lạ, nguyên nhân là do trẻ sợ hậu quả”, bà Nga thông tin.

Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cũng chỉ ra, ngoài những lợi ích, mạng xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực cho trẻ em như: tiếp cận thông tin giả; truy cập vào những nội dung xấu độc; nghiện sử dụng mạng xã hội; nguy hiểm hơn khi các em chưa ý thức được nguy cơ rình rập khi sử dụng mạng xã hội...

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận