07:46 18/02/2023

5 lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc trẻ sinh non 

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hoài Linh

Trẻ sinh non cần được yêu thương và chăm sóc nhiều hơn. Những em bé sinh non có cơ thể không được phát triển tốt và khỏe mạnh như những trẻ được sinh đủ tháng. 

NỘI DUNG: 

  • Phương pháp chăm sóc chuột túi
  • Lên lịch cho bé ăn
  • Chỉ nên cho bé bú sữa mẹ
  • Cung cấp bổ sung thêm dưỡng chất nếu cần thiết
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sinh non được chăm sóc tại NICU (khoa chăm sóc tích cực sơ sinh) trong nhiều tuần hoặc đôi khi là hàng tháng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Đối với những trẻ sinh non, khả năng miễn dịch của trẻ rất yếu nên dễ bị nhiễm trùng, dễ mắc các bệnh mãn tính, hệ tiêu hóa kém phát triển và rất nhiều vấn đề khác mà trẻ sinh non có nguy cơ mắc phải. 

Vì vậy, những em bé “sinh sớm” đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm và tình yêu. Sau khi đưa bé về nhà, cha mẹ cần tuân thủ một số quy tắc chăm sóc trẻ sinh non để đảm bảo bé được an toàn và khỏe mạnh. 

main-premeebabycare
Những em bé sinh non đòi hỏi nhiều sự quan tâm và tình yêu hơn từ cha mẹ (Ảnh: Freepik).

Tiến sĩ Madhuri Prabhu - bác sĩ tư vấn Nhi khoa & Bác sĩ sơ sinh tại Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ) đã đưa ra những định hướng để cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sinh non đúng cách.

Phương pháp chăm sóc chuột túi

Chăm sóc Kangaroo (Chuột túi) là phương pháp được khuyên áp dụng cho trẻ sinh non. Bởi vì những em bé sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, khiến cơ thể mất nhiệt nhanh hơn. 

inside16-premeebabycare
Phương pháp Kangaroo được khuyên nên áp dụng cho trẻ sinh non (Ảnh: Freepik).

Do vậy, để giữ ấm cho bé, việc chăm sóc Kangaroo là điều cần thiết. Cha mẹ nên ôm sát trẻ vào ngực để cung cấp nhiệt cho cơ thể bé. Bên cạnh đó, nên để trẻ tránh xa môi trường lạnh. 

Việc chăm sóc chuột túi trong những tháng đầu tiên là điều thiết yếu đối với trẻ sinh non. Cha mẹ có thể ủ ấm cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị lạnh.

Lên lịch cho bé ăn

Thông thường, trẻ sơ sinh được cho ăn theo nhu cầu. Cha mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ cảm thấy đói nhưng không nên làm vậy đối với các em bé sinh non. Vì dạ dày của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ có thể không tiêu hóa được đúng cách. 

Do đó, nên cho trẻ sinh non ăn theo lịch trình để tăng cường hệ tiêu hóa. Trẻ sinh non ngủ nhiều hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn 2-3 tiếng một lần. Thiếu dinh dưỡng khiến trẻ sinh non có nguy cơ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).

Chỉ nên cho bé bú sữa mẹ

Thông thường các mẹ có thể lựa chọn cho các em bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Những trẻ không thể tiêu hóa sữa mẹ hoặc từ chối sữa mẹ thường được các mẹ lựa chọn dùng sữa công thức. 

Tuy nhiên, đối với các trường hợp trẻ sinh non, Tiến sĩ Madhuri Prabhu khuyên rằng, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Đây được mệnh danh là vàng lỏng vì sở hữu những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé và giúp cơ thể phát triển.

inside17-premeebabycare
Sữa mẹ được mệnh danh là vàng lỏng vì sở hữu những dưỡng chất tuyệt vời hỗ trợ và giúp trẻ phát triển (Ảnh: Freepik).

Ngoài ra, sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ dị ứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, đối với trẻ sinh non nên lựa chọn cho con bú sữa mẹ.

Cung cấp bổ sung thêm dưỡng chất nếu cần thiết

Vì trẻ sinh non có ít khả năng dự trữ sắt hơn nên các bé sinh con có nhiều khả năng bị thiếu máu. Điều này có thể gia tăng khả tử vong. Do đó, các bác sĩ khuyên nên bổ sung sắt cho trẻ sinh non sau khi sinh từ 2-3 tuần. Cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D nếu bác sĩ nhận thấy trẻ có nguy cơ bị loãng xương (thiếu/mất mật độ khoáng của xương).

Theo dõi sự phát triển của trẻ

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non khác với biểu đồ tăng trưởng của các em bé bình thường. Chúng được gọi là Biểu đồ tăng trưởng Fenton, các em bé sinh non nên được kiểm tra và theo dõi một cách phù hợp.

Theo Onlymyhealth

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận