07:27 11/02/2023

Bị 'giam cầm' bởi những kỳ vọng của cha mẹ, trẻ sẽ ra sao?

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Bạn có bao giờ la mắng con mình vì những lỗi lầm rất nhỏ không? Bạn có lúc nào tự hỏi liệu bạn có sự tin tưởng của con? Hãy cùng tìm hiểu phong cách nuôi dạy con cái của bạn có vai trò quan trọng như thế nào đối với sức khoẻ tinh thần của trẻ.

Hành vi của cha mẹ ảnh hưởng đến tinh thần con cái như thế nào?

Có một sự thật được thừa nhận rộng rãi rằng, việc nuôi dạy con cái không hề dễ. Đó là một công việc đầy thách thức. Nuôi dạy con cái là một khoản "đầu tư" dài hạn. Từ việc nói chuyện và đọc sách cho trẻ sơ sinh, đến việc cha mẹ mong muốn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của con cái. 

Tuy nhiên, cha mẹ không phải là những người ảnh hưởng duy nhất, đặc biệt là sau khi trẻ đi học. Cha mẹ cần nhận ra rằng, khi trẻ bước vào thế giới ngoài kia, chúng sẽ có những tính cách riêng và trách nhiệm của cha mẹ là chuẩn bị cho trẻ khả năng độc lập. Đây chính là điểm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc sai lầm. 

db3f8f501530
Hầu hết không ai có thể chịu đựng được ý nghĩ con mình phạm sai lầm. Họ coi những sai lầm đó là sự thất bại trong việc “làm cha mẹ tốt” (Ảnh: ParentCircle).

Đứa trẻ mắc một sai lầm nhỏ và bạn la mắng chúng trước mặt những người khác, so sánh chúng với những đứa trẻ giỏi hơn và cố gắng hạ thấp lòng tự trọng của chúng. Điều này sẽ chỉ khiến chúng mất động lực, chúng sẽ chỉ tập trung cố gắng trở thành đứa trẻ hoàn hảo và liên tục không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ.

Không ai tập đi mà không vấp ngã. Trách mắng con cái quá nhiều chỉ có thể dẫn đến kết quả ngược lại với những gì chúng ta hướng tới. Việc nuôi dạy con cái không nên được tiếp cận với thái độ cầu toàn. 

Thay vào đó, với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên nhắm đến việc cung cấp cho trẻ em không gian riêng, để chúng lựa chọn những gì chúng thích trong cuộc sống và bằng mọi cách uốn nắn chúng theo cuộc sống của chúng mong muốn.

Trước đây, trầm cảm không phổ biến ở thanh niên. Tuy nhiên, ngày nay, ngay cả học sinh cũng là nạn nhân của trầm cảm.  

Không thể nói tầm quan trọng của việc nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con so với các yếu tố khác dẫn đến trầm cảm và lo lắng, nhưng nuôi dạy con cái là thứ có thể thay đổi được.

4 kiểu phong cách nuôi dạy con cái

Những chỉ thị, mệnh lệnh

Kiểu nuôi dạy con này là hiệu quả nhất và có lợi cho cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể bị coi là người kỳ vọng cao ở người khác, nhưng khi hiểu được nhu cầu của con trẻ, họ điều chỉnh kỳ vọng của mình để hỗ trợ các quyết định của con cái. Điều này giúp cả hai duy trì mối quan hệ thân thiết đồng thời tạo không gian để hiểu về cuộc sống của nhau.

Bỏ bê

Cách nuôi dạy này có ảnh hưởng tai hại đến con cái. Khi cha mẹ hoàn toàn bỏ mặc đứa trẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ trong việc hình thành mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đứa trẻ có thể khó tin tưởng người khác do thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ từ gia đình.

Dễ tính

Kiểu nuôi dạy con cái này có thể có khả năng gây tổn hại do thiếu sự chuẩn bị. Những bậc cha mẹ này có thể nuông chiều và không đòi hỏi điều gì từ con cái của họ. Điều này khiến trẻ có cơ hội xem nhẹ mọi thứ và không nghiêm túc trong một số vấn đề của cuộc sống. Một số cha mẹ vì sợ làm con cái buồn mà có thể làm mờ đi ranh giới giữa quan hệ cha mẹ và con cái.

Độc tài

Kiểu nuôi dạy con cái này, còn được gọi là cách nuôi dạy con cái nghiêm khắc, được xác định dẫn đến sự thiếu tự do và suy nghĩ cho đứa trẻ. Cha mẹ áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt và kỳ vọng cao vào con cái của họ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của trẻ.

Đứa trẻ bị "giam cầm" bởi những kỳ vọng của cha mẹ, điều này làm giảm mong muốn có những hành động vô tư và khát vọng tìm hiểu bản thân của trẻ.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy trầm cảm cao hơn ở trẻ em có cha mẹ thuộc kiểu người có những mệnh lệnh, chỉ thị với con cái của mình. Đã đến lúc chúng ta thay đổi nhận thức về giới trẻ ngày nay. 

Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, con trẻ đều có những khát vọng và những cột mốc tự quyết định để đạt được. Hãy giúp đỡ con hơn là quyết định thay chúng, giúp trẻ thực hiện những bước đi ban đầu để hướng tới sự tự lập. 

Và quan trọng nhất, nói với những đứa trẻ rằng bạn yêu chúng. Chấp nhận con khi con nhận ra sai lầm của mình. Quan trọng nhất, hãy dạy trẻ yêu bản thân và làm cho mình hạnh phúc. Nói với chúng rằng con đường để khám phá và chấp nhận bản thân còn rất dài, nhưng từng bước một cha mẹ sẽ trải qua cùng con.

Hãy kiên nhẫn một chút và thấu hiểu thế hệ trẻ để con em chúng ta không đắn đo khi nhờ chúng ta giúp đỡ. Và quan trọng nhất, tôn trọng quyền riêng tư của con bạn. 

Theo ParentCircle

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất


Bình luận