12:13 25/02/2024

Cha mẹ hãy dừng ngay việc bao che cho những hành vi xấu của con

Icon No Avatar Tre Em Viet Nam Hương Giang

Cha mẹ luôn yêu thương và mong muốn con trở thành người tử tế. Song khá nhiều người lại tỏ ra dễ dãi, họ luôn tìm ra một lý do nào đó để bao che cho những hành vi sai trái của đứa trẻ, mà không biết rằng đang cổ xúy cho những hành vi sai trái.

just-for-parents (1)
Trẻ nhỏ có những hành vi sai trái được cha mẹ bao che sẽ ngày càng có những ứng xử không chuẩn mực, không an toàn cho những người xung quanh.

Không quá khó để thấy hình ảnh các bậc cha mẹ luôn đưa ra lời bào chữa khi con mình cư xử không tốt. Hãy cùng liệt kê một số tình huống thông thường mà cha mẹ thường viện cớ mỗi khi con mình cư xử không đúng mực và hãy xem điều này có tác động như thế nào đến tương lai của đứa trẻ

Dưới đây là 5 tình huống phổ biến mà cha mẹ đưa ra lời bào chữa cho hành vi không thể chấp nhận được của con mình để đưa trẻ thoát khỏi sự chỉ trích hoặc lên án của xã hội:

1. Tha thứ cho hành vi sai trái vì căng thẳng

Các bậc cha mẹ thường nói về những đứa trẻ của mình rằng: "Chúng đang căng thẳng" hoặc "Gần đây chúng phải chịu rất nhiều áp lực" khi con của họ cư xử không đúng mực trong môi trường xã hội. Ngoài ra, khi trường học chỉ ra các vấn đề về hành vi không đúng mực của trẻ trong lớp học, những phụ huynh này thường sẽ né tránh và từ chối nhìn vào vấn đề mà không cần suy nghĩ kỹ.

2. Vội vàng bảo vệ con vì tội lỗi của cha mẹ

Bất kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của hành vi sai trái như thế nào, nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn bảo vệ hành động của con mình bởi họ cảm thấy tội lỗi với trẻ. Lý do phổ biến nhất là không dành đủ thời gian cho con. 

Với các gia đình sinh sống trong một gia đình chỉ có 2 thế hệ, các bậc cha mẹ phải tập trung vào thu nhập của bản thân để nuôi sống gia đình. Do đó, hầu hết trẻ em từ cấp hai đến cấp ba ngày nay đều là những đứa trẻ độc lập, chúng có quyền tự quản lý chìa khóa để ra vào nhà theo ý muốn. Ỷ lại vào sự độc lập đó, một số bậc cha mẹ đã bỏ mặc những đứa con nhỏ trong giai đoạn dễ bị ảnh hưởng tâm sinh lý của mình mà không giám sát. Điều này dẫn đến những hành vi sai trái lệch lạc về mặt tâm lý ngày càng gia tăng ở trẻ em và thường được các bậc cha mẹ nhận tội lỗi về mình bao che.

Trong trường hợp khác, cảm giác tội lỗi của cha mẹ có thể xuất phát từ việc trước đó họ đã quá nghiêm khắc với con. Điều quan trọng cần nhớ là việc rèn luyện kỷ luật theo hướng tích cực cho trẻ là một trong những trách nhiệm chính của người lớn với tư cách là cha mẹ. 

3. Hợp lý hóa hành vi sai trái của trẻ

Thông thường, phụ huynh hợp lý hóa những hành vi không phù hợp bằng cách nói: “Trẻ con vẫn là trẻ con, chúng vẫn còn nhỏ” hoặc “Chúng chỉ nghịch ngợm thôi”. Một số cha mẹ bỏ qua những hành động ác ý của trẻ và bào chữa rằng: “Chúng không cố ý làm điều đó”. Những lời giải thích mà được coi là hợp lý như vậy sẽ không giúp ích gì trong việc sửa chữa hành vi xấu của trẻ. Ngược lại, điều này sẽ chỉ khuyến khích những hành vi như vậy tiếp diễn.

4. Ám ảnh về việc giữ cho đứa trẻ “hạnh phúc”

Nhiều cha mẹ luôn muốn đóng vai là “người tốt” - người luôn làm cho con trẻ vui vẻ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ sẽ tha thứ cho mọi hành động không tốt của con. Vậy nếu việc làm đó vẫn khiến trẻ cảm thấy không vui thì sao? Ngoài ra, nếu cha mẹ không bao giờ cho trẻ trải qua những kỷ luật, khó khăn thì khi lớn lên trẻ sẽ học cách đương đầu với những vấp ngã, thử thách như thế nào?

5. Viện lý do "quá mệt mỏi để giải quyết" 

Cha mẹ thường cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, việc thường xuyên viện lý do "Tôi quá mệt mỏi để giải quyết hành vi sai trái ngay lúc này" và bỏ qua hành vi khó chịu của con không phải là cách giải quyết khôn ngoan. Nếu những điều này đã trở thành thói quen, vậy bạn đã nằm trong số những bậc cha mẹ vô tình hủy hoại tương lai của con trẻ bằng cách liên tục phớt lờ những hành vi sai trái của con.

Hậu quả của việc bỏ qua hành vi sai trái

Trẻ nhỏ có những hành vi sai trái được cha mẹ bao che sẽ ngày càng gia tăng cường độ của hành vi và ngày càng trở nên không an toàn cho cả đứa trẻ và những người xung quanh. Khi một đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ không thể phân biệt đúng sai, ranh giới chấp nhận được và không thể chấp nhận được,... Khi hành vi tồi tệ vượt quá tầm kiểm soát, có thể dẫn đến hành vi phạm pháp của tội phạm.

Việc cha mẹ liên tục bào chữa cho những hành vi sai trái của nhiều thanh thiếu niên sẽ vô tình đẩy chúng vào những tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, rượu và các chất gây nghiện có hại khác. Điều này là do tuổi thiếu niên, trẻ không được cha mẹ đưa ra những kỷ luật về những điều được làm và không được làm, do vậy trẻ không biết rằng những trải nghiệm đó là sai trái.

Khi bị ảnh hưởng bởi những chất kích thích này, trẻ em sẽ có những hành động trái pháp luật như lái xe trong tình trạng say rượu, phá hoại tài sản và cướp giật.

Ngoài ra, việc cường độ của các hành vi phạm tội ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến những hành vi sai trái như quan hệ tình dục với nhiều người, có thể mắc bệnh truyền nhiễm và lây cho người khác, hoặc phạm tội hiếp dâm, tấn công tình dục.

Trong một số trường hợp, những đứa trẻ lớn lên không được thiết lập giới hạn vững chắc, nhất quán có thể phạm tội nghiêm trọng như giết người. Có thể thấy việc thiết lập các quy tắc và hành vi rất quan trọng để kỷ luật trẻ em và dạy chúng về tinh thần trách nhiệm. Nó cũng giúp các em cảm thấy an toàn vì những hành vi chuẩn mực và lớn lên trở thành những nhân tố toàn diện, tích cực. Vì vậy, hãy ngừng lo lắng về việc đóng vai “người xấu” với con và hãy nỗ lực thực hiện các quy tắc và giới hạn cần thiết một cách kiên quyết nhưng nhẹ nhàng. 

Theo ParentCircle 

Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất

Trẻ em Việt Nam

Bình luận