Lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ thu hẹp khoảng cách thế hệ với con
Khi con bước vào tuổi thiếu niên, khoảng cách thế hệ sẽ bắt đầu xuất hiện và đây sẽ là quãng thời gian khó khăn cho cả bạn và con. Những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách với con mình.
Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp cha mẹ cố gắng đưa ra lời khuyên cho phong cách thời trang, nhưng lúc đó bạn nghĩ rằng, cha mẹ mình đã quá cổ hủ?
Hiện tại, khi đã trở thành phụ huynh có con ở tuổi thanh thiếu niên, bạn có tham gia những cuộc trao đổi như vậy với con mình không? Điều này có khiến bạn cảm giác từng gặp hình ảnh này ở đâu đó?
X, Y và Z là các thế hệ được sinh ra trong các khoảng thời gian khác nhau, kéo dài khoảng ba mươi năm mỗi thế hệ. Cả ba thế hệ này đều có phong cách nuôi dạy, tâm lý, hành vi ứng xử, biểu hiện cảm xúc, quan niệm về tiền bạc,... khác nhau.
Chính sự khác biệt của các thế hệ làm phát sinh xung đột giữa cha mẹ và con mình. Tuy nhiên, những xung đột có thể giảm bớt nếu hai thế hệ đồng ý tuân theo một quy tắc.
Vì vậy, hãy tham khảo các cách dưới đây để thu hẹp khoảng cách thế hệ:
Đảm bảo giao tiếp có cả 2 bên tham gia
Jaya Purshothaman, một bà nội trợ ở Chennai nói rằng, thời gian ăn tối của gia đình cô ấy rất thiêng liêng. Tất cả 6 thành viên cùng ăn và trò chuyện.
Kết quả là cô ấy, 2 con gái tuổi thanh thiếu niên, cậu con trai 7 tuổi, người chồng 55 tuổi, người mẹ 72 tuổi biết chính xác điều gì đang xảy ra với từng thành viên trong gia đình. Trong những cuộc trò chuyện như vậy, bắt buộc phải tuân theo quy tắc lịch sự, ngay cả khi có những ý kiến trái chiều trong các chủ đề thảo luận.
Khi cuộc trò chuyện diễn ra một cách tôn trọng, những đứa trẻ sẽ cảm thấy được cha mẹ tôn trọng và chấp nhận, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa hai thế hệ.
Giao tiếp cởi mở là cách tốt nhất để thu hẹp khoảng cách trong các gia đình nhiều thế hệ. Lưu ý không nên để thành viên nào trong gia đình cảm thấy ở bên ngoài cuộc trò chuyện.
Có một tâm thế cởi mở
Có một tâm thế cởi mở cha mẹ sẽ luôn tiếp thu những quan điểm khác biệt, vì vậy trong quá trình tương tác sẽ cho phép chúng ta nhìn mọi thứ qua con mắt của con mình. Một thái độ như vậy luôn có một cái nhìn sâu sắc có thể mang lại hướng giải quyết tốt đẹp khi xung đột. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng, chỉ vì con bạn ở tuổi thiếu niên, điều đó không có nghĩa là con bạn không thể có sở thích và mối quan tâm với bạn.
Mathew Abraham, cố vấn tâm lý ở Kolkata, đã thiết lập quy tắc trong gia đình 4 thành viên của mình. Bất cứ khi nào có một cuộc thảo luận, một thành viên trong gia đình ít liên quan nhất đến vấn đề hiện tại sẽ đóng vai trò là người điều phối, đảm bảo rằng mọi người đều tiếp thu những gì người kia nói.
Nắm bắt được tầm quan trọng của sự chấp nhận
Bây giờ tâm trí của bạn đã cởi mở với quan điểm của con hơn, hãy ngừng chống lại sự khác biệt. Điều này sẽ tự động mở ra nhu cầu chia sẻ giữa bạn và con bạn. Chấp nhận con - một thành viên của thế hệ tiếp theo, sẽ không dễ dàng, nhưng bạn nên nỗ lực để duy trì sự hài hòa trong mối quan hệ của mình. Dành thời gian để hiểu quan điểm của con bạn và chấp nhận các quyết định của con có thể truyền cho con rất nhiều sự tự tin.
Quan tâm lắng nghe
Lắng nghe có nghĩa là tiếp nhận, tập trung và thấu hiểu. Trong thời gian lớn lên, tất cả chúng ta đều được nghe những bài giảng của cha mẹ về sự hoàn hảo. Nhưng đã đến lúc thay thế nó bằng cách cha mẹ hãy cố gắng hiểu những gì con mình muốn truyền đạt.
Hãy nhớ rằng, những gì cô ấy kể là nghĩa rộng ra về bản thân chúng mà chúng muốn bạn hiểu, vì vậy, lắng nghe những đứa trẻ nên là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ. Tất nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là của bạn nhưng hãy làm điều đó một cách hoà nhã.
Hãy coi đây là nguyên tắc vàng dưới mái nhà của bạn: “Không bao giờ ngắt lời khi người khác đang nói”.
Điều này sẽ giúp các thành viên trong gia đình hiểu biết lẫn nhau, cho phép con bạn nói mà không bị gián đoạn. Quyền tự do thể hiện cảm xúc và bộc lộ tâm trí của con nhỏ sẽ giải quyết hầu hết các mối quan tâm của chúng và đảm bảo rằng chúng là một thành viên quan trọng của gia đình.
Dành thời gian cho nhau
Điều này sẽ đưa mối quan hệ của bạn và con đi đúng hướng. Hãy dành một ngày đi chơi với con bạn ít nhất mỗi tháng một lần để củng cố mối quan hệ. Cố gắng dành một ngày để làm những việc mà con muốn bạn làm. Bỏ qua những điều con thích và không thích khi cả hai cùng đi mua sắm. Sau khi xem một bộ phim, hãy cho phép con nói lên quan điểm của mình. Trò chuyện về bạn bè của con và hiểu chúng hơn thông qua các cuộc trò chuyện.
Sachin Bhandari ở Mumbai là ông bố đơn thân, anh có một cô con gái tuổi teen. Công việc của anh đòi hỏi phải đi lại nhiều, do đó, anh ấy có rất ít thời gian dành cho con gái mình. Sachin cười rạng rỡ khi nói rằng, việc lên kế hoạch đi chơi cuối tuần với con gái mỗi tháng một lần đã trở thành liều thuốc cho mọi vấn đề mà họ từng gặp phải trong quá khứ.
Hãy là người bạn tâm giao của trẻ
Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Seema Prabhu, một nhân viên tiếp thị qua điện thoại ở Trivandrum, nói rằng cả cô và cậu con trai 17 tuổi của mình đều cảm thấy gắn bó sâu sắc mỗi khi cô nói với con trai rằng “mẹ yêu con dù thế nào đi chăng nữa”. Con trai của Seema là một người nghiện rượu đang hồi phục và cô ấy là người bạn tâm giao của con trong cuộc đấu tranh để hồi phục.
Đối với con bạn, không có gì có thể quý giá hơn là có cha mẹ là người bạn tâm tình đáng tin cậy của chúng. Chúng nên biết rằng bất kể chúng nói gì, cảm thấy như thế nào hay làm gì, bạn vẫn sẽ luôn luôn đồng hành cùng con.
Thu hẹp khoảng cách thế hệ có thể là một thử thách lâu dài và khó khăn. Nếu bạn nghĩ về bản chất của nó, khoảng cách thế hệ không phải do sự khác biệt về tuổi tác, mà do xung đột gây ra bởi cái tôi và sự cố chấp. Cha mẹ hãy đặt những điều này sang một bên để phát triển quan điểm đúng đắn và bạn sẽ có một mối quan hệ lành mạnh với con mình.
Theo ParentCircle
Like fanpage để theo dõi thông tin mới nhất